Hiển thị các bài đăng có nhãn rang-tre-em. Hiển thị tất cả bài đăng

Bú bình sữa chú ý để không gây hại cho răng trẻ

21:46 Add Comment

Con bạn cần được đến nha sĩ lần đầu tiên sau khi chiếc răng đầu tiên của bé xuất hiện, không muộn hơn ngày sinh nhật đầu tiên của bé. Các nha sĩ sẽ kiểm tra những dấu hiệu sâu răng hoặc các vấn đề răng miệng của bé ngay khi còn nhỏ. Ngoài ra, nha sĩ còn cho bạn biết làm thế nào để chăm sóc răng của bé tốt hơn.



Răng sữa rồi sẽ bị thay thế nhưng không vì vậy mà lơ là chăm sóc hàm răng cho trẻ, nhất là khi bé bắt đầu mọc chiếc răng sữa đầu tiên.
Đưa Bé Đến Nha Sĩ



Lau Sạch Nướu Của Bé Sau Khi Bú


Nếu bé của bạn không có răng, sử dụng vải màn ẩm để lau sạch nướu của bé sau khi cho bú. Quá trình này sẽ giúp loại bỏ các vi khuẩn gây hại từ sữa mẹ hoặc sữa ngoài mắc kẹt ở giữa môi và nướu của bé.
Đánh Răng Cho Bé


Nếu bé của bạn xuất hiện răng sữa, sử dụng một bàn chải con tơ mềm và kem đánh răng thân thiện với trẻ để làm sạch miệng hai lần mỗi ngày, đặc biệt là trước khi đi ngủ. Chỉ sử dụng một ít kem đánh răng, cỡ một hạt gạo cho đến khi bé 3 tuổi.

Hãy chắc chắn chải thật nhẹ nhàng răng trẻ. Chải cả răng và nướu răng và sau đó súc miệng cho bé. Kem đánh răng cho bé cũng cần có fluoride vì như vậy sẽ giúp bảo vệ răng trẻ.
Chỉ Uống Sữa Mẹ Và Sữa Dành Cho Trẻ Sơ Sinh


Đối với trẻ em dưới một tuổi, không cung cấp cho trẻ bất cứ thứ gì trong bình bú ngoài sữa mẹ và sữa dành cho trẻ sơ sinh. Nước trái cây và sữa khác là quá ngọt, còn nước có thể dẫn đến suy dinh dưỡng.
Bình Bú Chỉ Dùng Trong Giấc Trưa Hoặc Trước Lúc Đi Ngủ Cho Trẻ Mới Biết Đi


Khi bé đi ngủ với bình sữa, chúng ta thường giữ cho núm vú vào miệng bé và cho phép sữa hoặc nước trái cây nhỏ giọt vào miệng và khoảng trống quanh nướu răng bé. Đường trong thức uống sẽ khiến vi khuẩn bám lại trên răng, gây sâu răng. Tốt nhất không để cho bé ngậm bình sữa vào lúc ngủ; nếu có, hãy đảm bảo chỉ đổ nước vào bình.
Lấy Bình Bú Đi Khi Con Bạn Ngủ


Hầu hết các bác sĩ muốn các bạn đừng để con đi ngủ với một chai nước – bất kể nước gì. Điều này có thể làm cho bé khó khăn hơn khi cai sữa. Cung cấp một núm vú thay vì một chai nước nếu em bé của bạn muốn một cái gì đó để ngậm. Đừng quên nhẹ nhàng lau miệng trẻ sau khi bạn loại bỏ các chai nước quanh bé.
Hạn Chế Uống Nước Trái Cây


Tốt nhất để bé uống nó trong bữa ăn không bám gì trên răng bé. Cung cấp nước trái cây chỉ trong một chén – không phải là một chai. Nên pha loãng nước trái cây trong nước cho bé uống.
Hạn Chế Cho Bé Ăn Đường Nói Chung


Trẻ rất thích ăn ngọt, nhưng bạn nên cố gắng hạn chế tối đa thực phẩm có đường cho bé, nhất là từ bánh kẹo hoặc soda. Khuyến khích bé ăn trái cây và rau xanh.
Cai Sữa Bình Cho Bé, Chuyển Sang Cốc

Vào khoảng sáu tháng, từ từ cho con bạn sử dụng cốc để uống sữa thay vì bình. Vào khoảng một năm, đó là thời gian lý tưởng để cai sữa cho bé hoàn toàn khỏi bình. Chai sữa sẽ tạo thói quen uống theo thời gian kéo dài, để lại các chất lỏng trên răng của con bạn gay sâu răng. Cốc nhỏ giúp hạn chế tác động xấu này trên răng bé.

Xử lý khi răng trẻ bị bật khỏi ổ răng

20:59 Add Comment

Răng cửa là răng thường bị chấn thương nhất do tai nạn giao thông, do tai nạn sinh hoạt, va chạm vật cứng như: Do trẻ ngã khi đang tập đi, lúc chơi đùa như rượt đuổi nhau, chơi thể thao, đá bóng…



Trẻ con hiện nay rất năng động, nên hay vấp ngã là chuyện thường gặp, do đó răng cũng dễ bị chấn thương.



Do có vai trò thẩm mỹ rất quan trọng đối với khuôn mặt của trẻ nên dù là răng sữa hay răng vĩnh viễn, nếu bị tổn thương bật khỏi ổ răng, ta cần phải nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện khám bác sĩ (BS) chuyên khoa Răng Hàm Mặt (RHM) để được điều trị kịp thời.

Ở trẻ em, các răng vĩnh viễn phía trước bị bật khỏi ổ răng có thể cắm lại thành công, răng được cắm lại càng sớm thì khả năng thành công càng cao. Kết quả thành công khi răng được BS. RHM cắm lại trong ổ răng trong vòng 30 phút. Thông thường, thời gian răng ở ngoài miệng lý tưởng cho việc điều trị cắm ghép răng thành công là nửa giờ, nhưng nếu được xử lý tốt, thì dù rơi ra ngoài trên dưới một giờ, kết quả điều trị vẫn khả quan.

Sau đây là những bước thao tác xử lý khẩn cấp ban đầu, trước khi đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa RHM:
Đối với răng sữa

Cho trẻ cắn bông gòn nơi ổ răng rớt ra khoảng 15 phút để cầm máu. Răng sữa bị bật khỏi ổ răng thì không nên cắm lại vào xương ổ răng, vì có thể sẽ làm ảnh hưởng sự mọc răng sau này của mầm răng vĩnh viễn bên dưới.
Đối với răng vĩnh viễn

Cho trẻ cắn bông gòn nơi ổ răng rớt ra khoảng 15 phút để cầm máu và tiếp tục làm theo những bước sau đây:

Tìm và giữ lại răng bị rơi ra

Rửa sạch răng
Cụ thể, ngay khi răng bị rơi ra khỏi miệng, ngay lập tức phải nhặt răng lên, nhưng lưu ý chỉ cầm phần thân của răng (tức là cái phần giống như bạn thấy được trong miệng mình), cầm răng bằng gạc tẩm nước muối sinh lý, đừng bao giờ cầm ở phần chân răng (tức là phần dài hơn thân răng) để tránh tổn hại dây chẳng nha chu, vì đây là phần quan trọng giúp cái răng tồn tại trong xương ổ.
Nếu thấy răng bị dơ, rửa sạch với nước muối sinh lý (NaCl 9‰), chỉ rửa chứ không cọ xát gì vào phần chân răng. Nếu đất cát bám vào răng, có thể rửa sạch nhẹ nhàng bằng nước sạch. Không được cạo sạch lớp mô mềm bám trên răng, vì nó giúp ích rất nhiều cho việc dính lại răng sau này trong ổ răng.
Không được ngâm răng trong thuốc sát trùng, thuốc tẩy, nước xúc miệng hay nước bình thường. Nhiều người dùng xà phòng, cồn hay dùng bàn chải đánh răng để chà rửa, điều này không những không cần thiết mà còn có thể ảnh hưởng không tốt đến kết quả phẫu thuật cắm ghép sau này.

Đặt răng trở lại vị trí cũ trong xương ổ răng
Khi răng đã được làm sạch, nếu có thể nên đặt răng trở lại vị trí nguyên thủy trong hàm, bằng cách dùng lực của ngón tay đẩy nhẹ răng vào xương ổ răng, sau đó đặt miếng bông gòn hay gạc đè lên thân răng mới cắm lại và bảo trẻ ngậm miệng lại từ từ để giữ răng ở tại vị trí đó.
Nếu trẻ quá nhỏ không hợp tác, trẻ có thể bị sặc hoặc nuốt răng đi, không thể thực hiện điều này thì phải giữ răng luôn ẩm trong suốt thời gian trước khi cắm ghép, không được để răng bị khô… Chú ý bảo quản tốt chiếc răng bị rớt, bằng cách cho chiếc răng ấy vào một cái ly có đựng nước muối sinh lý 9‰ hay sữa tươi tiệt trùng hoặc nước bọt. Không được bọc răng trong giấy hoặc vải.
Nếu cháu bé lớn, đủ hợp tác thì để răng trong miệng, ngậm răng ở giữa má và xương hàm. Bảo bé ngậm miệng lại và nhớ đừng nuốt răng.

Đến cơ sở y tế chuyên khoa RHM gần nhất càng sớm càng tốt
Nếu bạn không đủ tự tin là mình sẽ cắm răng đúng vị trí (trong trường hợp có nhiều răng rớt ra) hoặc sợ sẽ cắm không đúng phần nào quay ra ngoài, phần nào quay vô trong thì nên bỏ cái răng vào một cái ly có dung dịch nước muối sinh lý 9‰ hoặc sữa tươi tiệt trùng.
Sau những thao tác xử lý ban đầu nêu trên, đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa RHM gần nhất càng sớm càng tốt. Tới giai đoạn này thì có thể yên tâm giao cho BS. RHM, BS sẽ nẹp cố định răng khoảng 1-2 tuần hay có thể lâu hơn. Bé tránh không được ăn nhai trên các răng đã được nẹp cố định, nên cho trẻ ăn thức ăn mềm và cần giữ vệ sinh răng miệng tốt.
Thông thường, thời gian răng ở ngoài miệng lý tưởng cho việc điều trị cắm ghép răng thành công là nửa giờ đầu tiên, nhưng nếu được xử lý tốt, thì dù rơi ra ngoài trên dưới một giờ, kết quả điều trị vẫn khả quan.
Biện pháp phòng ngừa răng trẻ bị bật khỏi ổ răng

Để phòng ngừa chấn thương răng bị bật ra khỏi ổ răng, các bậc cha mẹ cần thường xuyên nhắc nhở và theo dõi sát hoạt động của con mình, tránh những nơi nguy hiểm, để tránh tổn thương vùng răng cửa khi bị ngã. Phòng tránh với những trẻ đang tập đi, nên để trẻ chơi ở những nơi rộng rãi, bằng phẳng, trống trải. Trẻ lớn hơn có thể giải thích cho trẻ những trò chơi nguy hiểm và những rủi ro có thể gặp phải để trẻ tự phòng tránh cho mình.

Cần cho trẻ mang dụng cụ bảo vệ hàm mặt khi chơi thể thao, đội mũ bảo hiểm khi ngồi xe mô tô tham gia giao thông, thắt dây an toàn khi ngồi trong xe hơi.

Lưu ý khi trẻ thay răng phải được quan tâm

01:23 Add Comment
Lưu ý khi trẻ thay răng phải được quan tâm

Hãy luôn theo dõi sát sao quá trình thay răng ở trẻ và tránh cho trẻ ăn những loại kẹo gôm, hạn chế những đồ ăn ngọt, đồ ăn cứng khó nhai. Nếu những chiếc răng mọc lên khiến trẻ có cảm giác đau đớn, cha mẹ nên cho trẻ ăn những đồ ăn mềm như cháo, súp hoặc nước hoa quả. 

Hàm răng của trẻ được coi là phát triển bình thường khi thứ tự của các răng vĩnh viễn sẽ mọc tương tự như răng sữa, nghĩa là chiếc răng sữa nào mọc trước thì sẽ rụng trước. Thông thường quá trình thay răng ở trẻ sẽ diễn ra từ 6 – 12 tuổi, cũng có những trường hợp thay răng sớm khi trẻ còn 4 tuổi hoặc ngược lại là muộn khi trẻ 8 tuổi. Và chiếc răng sữa cuối cùng sẽ rụng khi trẻ 12 hay 13 tuổi.
Một số trường hợp đặc biệt như răng sữa không tự rụng đi nhưng răng vĩnh viễn thay thế đã mọc lên, nha sĩ sẽ chủ động nhổ răng sữa để răng vĩnh viễn mọc vào đúng vị trí. Hay trường hợp răng vĩnh viễn bị thiếu chỗ mọc lên dẫn đến lệch lạc, răng trẻ em bị mẻ ảnh hưởng đến sức ăn của trẻ, các nha sĩ sẽ chỉ định nhổ sớm hoặc mài bớt cạnh của răng sữa lân cận để chiếc răng vĩnh viễn đó mọc đúng vào vị trí.

Vì thế, các ông bố bà mẹ có thể đoán được thứ tự rụng của những chiếc răng sữa này, đồng thời biết được thứ tự của những chiếc răng vĩnh viễn sẽ mọc lên. Tuy nhiên, thứ tự thay răng của hàm trên sẽ khác một chút so với hàm dưới. Rang ham cua be co thay khong còn tùy giai đoạn, độ tuổi và sức khỏe của trẻ.Nếu như thứ tự phổ biến của hàm trên là: răng cửa giữa, răng cửa bên rồi đến răng tiền cối, răng nanh và các răng cối lớn thì đối với hàm dưới sẽ là: răng cửa giữa, răng cửa bên, răng nanh, răng tiền cối và cuối cùng là các răng cối.

Thời gian thay răng diễn ra ngắn hay dài phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: đặc điểm của từng loại răng và vị trí của răng – ví dụ, răng một chân thì thời gian thay răng sẽ chỉ diễn ra trong vài tuần nhưng đối với răng nhiều chân như răng cối thì đòi hỏi thời gian lâu hơn, có thể từ 1 – 2 tháng. Cũng như, các răng được mọc trong điều kiện thoải mái thì thời gian thay răng sẽ ngắn hơn so với những chiếc răng bị kẹt trong khe hay bị chèn ép bởi các răng khác.

Ngoài ra, một số thói quen xấu của trẻ cũng góp phần ảnh hưởng đến thời gian thay răng. Ví dụ như khi những chiếc răng sữa rụng đi, trẻ sẽ thấy miệng mình có khoảng trống và thường đưa tay vào miệng hay dùng lưỡi để tác động vào đó. Việc tác động này còn có thể gây ra viêm nhiễm nên các bậc phụ huynh cần thường xuyên nhắc nhở để chỉnh nha cho trẻ em bỏ dần những thói quen xấu này.

Giai đoạn quan trọng nhất có thể gọi là tiền đề cho một hàm răng vĩnh viễn ở trẻ đó là giai đoạn mà trẻ còn cả răng sữa bị lung lay và răng vĩnh viễn cũng đã mọc lên. Vì thế, cần đưa trẻ tới các phòng khám nha để theo dõi thường xuyên ngay cả khi các bậc phụ huynh thấy răng trẻ mọc đều và thẳng. Căn dặn để trẻ tránh chạm tay và đẩy lưỡi vào chỗ trống của chiếc răng thay cũng như dạy trẻ cách chăm sóc cẩn thận những chiếc răng mới mọc và đừng quên vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn.

Đặc biệt, các bậc phụ huynh không được tự ý nhổ răng cho trẻ tại nhà và nhổ bằng chỉ. Việc làm này rất dễ gây chảy máu chân răng và tạo nên một vết thương hở ở nướu răng, thêm vào đó, việc đưa tay vào miệng sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào vết thương này có thể dẫn tới tình trạng nhiễm trùng. Khi những chiếc răng bắt đầu lung lay các bố mẹ nên đưa trẻ đến nha khoa, ở đây bác sĩ sẽ lựa chọn cách xử lý thích hợp nhất: hoặc nhổ hoặc tiếp tục chờ răng rụng.

Trong giai đoạn này, một số trẻ duy trì những thói quen xấu như: mút tay, lấy lưỡi đẩy vào răng, nghiến răng, thở bằng miệng, mút môi, chống cằm… Những thói quen này sẽ dẫn đến tình trạng răng hô, răng mọc lệch, răng mọc chen chúc hoặc quá thưa, răng trẻ bị mủn, hay răng hàm trên không ăn khớp với răng hàm dưới. Và nếu không được khắc phục kịp thời, trẻ sẽ không có được khóe miệng đẹp, nụ cười xinh.

Nhưng nếu chẳng may những đứa trẻ của bạn gặp phải những tình trạng răng miệng trên, thì các phụ huynh cũng không nên quá lo lắng. Bởi giai đoạn này khuôn mặt và xương hàm vẫn chưa phát triển hoàn toàn nên rất thuận lợi cho việc nới rộng và sắp xếp lại các răng nhờ những khí cụ chuyên dụng. Những khí cụ này đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và thiết kế đảm bảo cho trẻ không có cảm giác quá khó chịu và trẻ vẫn có thể ăn uống được bình thường. Chữa tủy răng cho trẻ kịp thời có thể duy trì được tuổi thọ răng.

Nguyên nhân khiến răng trẻ em bị mủn nát

02:19 Add Comment

Ngay từ những thói quen khi còn nhỏ đã góp phần tạo cho một diện mạo khuôn miệng đẹp hay không. Những thói quen của các bậc phụ huynh như : giúp con biết vệ sinh răng từ bé, chải răng đúng cách, chải răng sau mỗi bữa ăn, không dùng tăm xỉa răng, theo dõi lộ trình mọc răng của con, điều trị và nhổ răng sâu kịp thời không để răng mọc lệch …đã tạo nên một hàm răng đều đẹp cho con trẻ về sau này.




Việc để có một hàm răng đẹp khi lớn lên thì việc chăm sóc răng miệng cho trẻ phải thực hiện từ rất sớm, từ khi chiếc răng sữa đầu tiên mọc.


Nguyên nhân khiến răng trẻ em bị mủn nát

Thói quen cho trẻ bú bình và vì tâm lý lo lắng cho sức khỏe của con nên phần lớn các bậc phụ huynh đều cho con ăn thêm bằng cách cho trẻ bú bình. Hoặc vào ban đêm trẻ được ăn quá nhiều, khoảng 3 cữ bú bình trở lên. Điều này vô tình khiến cho răng trẻ ngày càng ố vàng và dẫn tới tình trạng mủn, mòn dần. Các bác sĩ còn cho biết việc tạo thói quen bú sữa vào ban đêm cho con đã khiến cho răng trẻ bị tổn thương dần.


Trong lúc trẻ vừa ngủ vừa bú, tốc độ nuốt sữa rất chậm. Sau khi trẻ bú xong, một lượng sữa rất lớn sẽ còn đọng lại trong miệng trẻ và chỉ cần 5-10 phút sau đã chuyển hóa thành axit phá hủy men răng. Quá trình này lặp đi lặp lại trong thời gian dài khiến hàng loạt răng sữa của trẻ bị mủn nát, trẻ bị đau nhức răng triền miên. Trẻ bắt đầu ăn uống kém, sa sút cân nặng.

Chưa kể những chiếc răng trưởng thành mọc sau này không phát triển như bình thường mà sẽ ngắn, mọc nhấp nhô, xương hàm lệch lạc, biến dạng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ gương mặt.

Uống nhiều nước ngọt có hại men răng

00:30 Add Comment

Ảnh hưởng tai hại của những thức uống đó đối với men răng được xác định là do hàm lượng cao của acid citric và/hoặc acid phosphoric gây ra. Men răng là lớp vỏ cứng bảo vệ ngà răng bên trong. Khi men răng mòn đi dưới tác động của đồ uống chứa tính axit, thủ phạm phổ biến nhất, ngà răng sẽ bị tổn thương, gây đau và tăng nguy cơ sâu hỏng răng. 


>>nhổ răng sữa sớm có ảnh hưởng gì không
>>sưng chân răng ở trẻ em


Theo các chuyên gia, nhiều người chỉ lo lượng đường cao trong nước ngọt làm cho họ bị béo phì, mà không nghĩ rằng độ acid cao trong những thức uống đó sẽ phá hủy men răng.




RC Cola có tính acid cao nhất
Nhóm nghiên cứu đã xem xét độ pH của 20 loại nước giải khát trên thị trường, căn cứ vào thang độ pH: chỉ số 7 là trung bình, trên 7 là có tính kiềm, và dưới 7 là có tính acid - và sẽ ăn mòn men răng.

Trong bảng trên, từ dưới lên là nước giải khát có độ pH từ cao đến thấp (Độ pH = 7 là trung tính, pH < 7: Nước mang tính a-xít; pH > 7: Nước có tính kiềm) (Ảnh: Science Live)
Những lát men lấy từ răng mới nhổ được các chuyên gia bỏ vào trong nước ngọt các loại trong 48 giờ. Kết quả cho thấy Coke, Pepsi, RC Cola, Squirt, Surge, 7 Up và Diet 7 làm mất 5% khối lượng men răng, trong khi các loại thức uống khác phá hủy men răng với tỉ lệ 1,6% - 5%.
Ông Kenton Ross, phát ngôn viên Viện Nha khoa tổng quát (Mỹ), cho biết: "Trong nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy RC Cola là loại nước giải khát có tính acid cao nhất, với độ pH là 2,387". Đứng vị trí thứ hai và ba lần lượt là Cherry Coke (pH = 2,522) và Coke (pH = 2,525).

Trong khi đó, "root beer" (một thức uống không chứa cồn, có hương vị rễ cây) có độ acid thấp nhất trong tất cả các loại nước giải khát, với độ pH = 4,038 cho loại mang nhãn hiệu Mug.
Nghiên cứu cũng cho thấy những thức uống không có cola có độ acid yếu hơn thức uống có cola nhưng lại làm mòn men răng mạnh hơn. Ông Ross nói: "Acid citric có tính ăn mòn mạnh nhất và lại có nhiều hơn trong thức uống không có chứa cola. Nói chung, điều cần chú ý là tất cả các loại nước ngọt đều có độ acid đủ để làm mòn men răng".

Nghiên cứu cũng cho thấy nước cam ép và các loại thức uống dành cho giới thể thao cũng có hại cho men răng.
Tốt nhất là nên ăn uống điều độ
Theo ông Richard Adamson, cố vấn khoa học của Hiệp hội Nước giải khát Hoa Kỳ, không ai có thể uống nước ngọt liên tục trong suốt hai ngày liên tiếp, nhưng tác động ăn mòn men răng xảy ra ngay khi bạn uống và tăng lên theo thời gian.

Ông nói: "Nhân tố bảo vệ mạnh nhất trong miệng bạn chính là nước bọt. Nó có tác dụng làm loãng acid và đóng vai trò chất đệm giữa thức uống và răng".

Theo ông, "ngoài nước ngọt, cũng có nhiều thực phẩm có ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe và vệ sinh răng miệng". Ông nói: "Một số trái cây, nước ép trái cây, rượu táo, và những thực phẩm như rau cải chua, xà lách trộn dầu giấm và rượu vang cũng ăn mòn men răng như nước ngọt vậy".