Hiển thị các bài đăng có nhãn phau-thuat-ham-ho-mom. Hiển thị tất cả bài đăng

Nguyên nhân gây lệch lạc răng - sai hình xương hàm

21:07 Add Comment

Một khuôn mặt đẹp và một nụ cười tươi xinh sẽ tạo ấn tượng tốt và giúp chúng ta tự tin trong giao tiếp. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta có thể gặp phải vấn đề cung răng lệch lạc làm sai khớp cắn và xương hàm phát triển không cân đối làm ảnh hưởng đến vẻ thẩm mỹ của bạn.



A/ Nguyên nhân gây lệch lạc răng - sai hình xương hàm.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự lệch lạc răng, sự sai hình xương hàm, sai khớp cắn... Nguyên nhân có thể do những đặc tính di truyền, hoặc những rối loạn bẩm sinh hay mắc phải (còn gọi là yếu tố môi trường). Tuy nhiên có thể tóm tắt trong 5 nguyên nhân sau đây:



1. Rối loạn trong sự phát triển của răng.
Đây là nguyên nhân phổ biến, gặp trong những trường hợp sau:
Thiếu răng bẩm sinh
Răng dị dạng và răng dư
Quá trình mọc răng bị cản trở
Răng mọc sai vị trí
Răng sữa mất sớm
Răng di chuyển do chấn thương

2. Loạn chức năng cơ
Hệ cơ mặt ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của xương hàm nên khi vì lý do nào đó một phần hệ cơ bị mất sẽ dẫn đến một phần của mặt kém phát triển

3. Bệnh to cực và phì đại một bên hàm dưới
Trong bệnh to cực, xương hàm dưới có thể tăng trưởng quá mức gây nhô hàm dưới (khớp cắn hạng III). Thỉnh thoảng có thể có sự tăng trưởng quá mức ở một bên hàm dưới mà không rõ nguyên nhân.

4. Rối loạn trong sự phát triển của phôi thai
Có thể do rối loạn về gen hay ảnh hưởng của môi trường. Một số hóa chất có thể gây bất thường bẩm sinh hoặc bất thường trong sự phát triển bào thai ví dụ như: aspirin, khói thuốc lá, dilantin, valium có thể gây khe hở môi và hàm ếch.

5. Rối loạn trong sự tăng trưởng của xương
Có thể gặp trong trường hợp bào thai bị chèn ép (cụ thể là trên vùng mặt) làm lệch lạc những vùng tăng trưởng nhanh. Hay chấn thương ở hàm dưới khi sinh và cũng có thể do gãy xương khi trẻ còn nhỏ.

Nguyên nhân (4) và (5) chiếm tỉ lệ rất thấp


Ngoài những nguyên nhân đặc thù trên, sai khớp cắn, sai hình xương hàm còn có thể do những thói quen không tốt làm ảnh hưởng đến cân bằng các lực tác động trên răng và xương hàm chẳng hạn như: thói quen mút tay, đẩy lưỡi, cắn môi, thở miệng, . . . Dinh dưỡng cũng là yếu tố có thể ảnh hưởng sự phát triển của răng và xương hàm.

Làm thế nào để có răng khểnh giả đẹp ?

21:39 Add Comment

Răng khểnh thực chất đây là chiếc răng nanh, trong quá trình mọc răng vĩnh viễn có sự sắp xếp lệch lạc khiến nó bị lệch ra khỏi cung hàm đều khít so với các răng khác. Răng khểnh trong tướng số được xem là một nét duyên mà không phải ai cũng có, đặc biệt đối với người phụ nữ.


Cách để có răng khểnh bằng bọc răng sứ thì phức tạp hơn và chi phí cũng cao hơn so với trám răng composite.Nha sỹ sẽ tiến hành mài một chiếc răng tại vì trí muốn gắn răng khểnh lên (thường là răng nanh). Chiếc răng sau khi mài sẽ được chụp một mão sứ lên và mão sứ này cũng đã được gắn thêm một mão sứ thứ hai. Mão sứ thử hai chính là chiếc răng khểnh giả. Suốt quá trình, bạn có thể sẽ cần gặp nha sỹ 2 – 3 lần để đo đạc, mài răng, lấy dấu hàm và lắp mão sứ. http://phauthuathamhomom.com/cuoi-ho-loi-la-gi/



Ưu điểm của phương pháp này là độ bền chắc cao, răng đẹp, tự nhiên như thật. Tuy nhiên, nhược điểm là chi phí cao và phải mài răng, ảnh hưởng đến mô răng thật.


Niềng răng là giải pháp chỉnh nha an toàn và cho hiệu quả lâu bền nhất hiện nay khi các răng luôn được điều chỉnh dịch chuyển dần dần, không quá nhanh, gây tổn hại đến xương hàm và có thể đảm bảo hiệu quả lâu dài. Đặc biệt, công nghệ niềng răng mắc cài 3M – UGSL còn mang lại hiệu quả vượt trội hơn, phát huy tối đa những ưu điểm vốn có:

– Răng dịch chuyển ổn định: Mọi lực kéo, thời điểm điều chỉnh lực kéo đều được tính toán kỹ lưỡng trên phác đồ điều trị, răng sẽ được dịch chuyển dần dần về vị trí như mong muốn. http://phauthuathamhomom.com/cach-chua-cuoi-ho-loi-hieu-qua/

– Kết quả đảm bảo đúng lộ trình: Hiệu quả niềng răng có thể nhìn thấy rõ sau đúng lộ trình, thậm chí, thời gian còn được rút ngắn hơn dự kiến do răng dịch chuyển ổn định, không cần đeo hàm duy trì.

– Không đau, không bung tuột mắc cài: Mắc cài với thiết kế kháng mỏi cao, giảm ma sát, không gây đau đồng thời giúp cho mắc cài sau khi gắn lên răng không bị bung tuột.


– An toàn tuyệt đối cho xương hàm: Xương hàm luôn có một khoảng nghỉ để tái tạo lại và ổn định sau mỗi lần kéo răng, do đó, xương hàm luôn được đảm bảo an toàn, không bị tổn thương


Nếu bạn đã có hàm răng thẳng đẹp, đều tăm tắp rồi thì đừng cố gắng làm cách nào để có răng khểnh nữa. Còn nếu hàm răng của bạn chưa thật hoàn hảo, hô vẩu, thưa, móm, khấp khểnh thì nên cân nhắc đến việc niềng răng.

Có cách nào chữa móm nhanh không?

20:30 Add Comment

Tình trạng răng móm khá phổ biến bên cạnh hô vẩu hàm trên. Biểu hiện của tình trạng răng móm là khuôn mặt có xương hàm dưới đưa ra phía trước, khi ngậm miệng răng của xương hàm dưới phủ ngoài xương hàm trên, mặt có thể bị lệch sang phải hoặc sang trái.


Nguyên nhân của hiện tượng móm có thể do răng hoặc do hàm. Khi xương hàm dưới phát triển mạnh hơn xương hàm trên và đưa ra quá mức. Sự đưa ra của xương hàm khiến cho hàm răng dưới ở ngoài hàm răng trên và hai hàm không ăn khớp với nhau. Đây là tình trạng móm do xương hàm. Khi răng hàm dưới mọc chìa ra ngoài, vượt ra khỏi răng hàm trên gây nên tình trạng móm do răng. http://phauthuathamhomom.com/lech-khop-thai-duong-ham/


✿ Hỗ trợ điều trị móm do hàm:

Thông thường, tình trạng hô móm do hàm thì phẫu thuật chỉnh hàm sẽ là phương pháp tốt giúp đưa răng về vị trí đều khít và cân đối trong tương quan với hàm trên, hài hòa với cấu trúc chung của cả khuôn mặt. Phẫu thuật hàm chỉ thực hiện trong vòng 2-3 tiếng và đòi hỏi nha sỹ cần có chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm để hạn chế những rủi ro, biến chứng có thể xảy ra. http://phauthuathamhomom.com/phau-thuat-ham-duoi-lay-lai-nu-cuoi/

✿ Hỗ trợ điều trị móm do răng:

Nếu như móm do răng thì có thể khắc phục bằng cách niềng răng hoặc bọc sứ. Có cách nào chữa răng móm nhanh không thì bọc sứ có thể là câu trả lời cho bạn.

Bọc sứ được chỉ định trong các trường hợp răng móm, đưa ra phía trước ở mức độ nhẹ. Khi đó nha sỹ sẽ tiến hành mài cùi răng thật, điều chỉnh thế răng và chế tạo mão sứ chụp bên ngoài sao cho chỉnh được thế răng về vị trí đều khít trên cung hàm. Phương pháp chỉnh sửa răng móm này khá đơn giản và chỉ mất 2-3 buổi hẹn, đảm bảo ăn nhai tốt nhưng chỉ phát huy hiệu quả khi răng móm ở tình trạng không quá phức tạp.

Thông thường trong hỗ trợ điều trị răng móm thì niềng răng là giải pháp mang lại hiệu quả cao nhằm điều chỉnh phần răng hàm dưới về vị trí đều khít về khớp cắn với răng hàm trên. Niềng răng móm về cơ bản cũng giống như niềng răng hô bởi về bản chất thì răng móm cũng chính là tình trạng hô ngược.

Kỹ thuật niềng răng là quá trình tác động vào răng giúp dịch chuyển răng về vị trí thẩm mỹ, ăn khớp giữa hai hàm. Quá trình dịch chuyển này diễn ra từ từ nhờ lực kéo tạo ra bởi các mắc cài, dây cung và dây thun liên hàm. Lực kéo này được tính toán bởi bác sỹ khi tăng lực cho dây cung và dây thun.

Thời gian đeo niềng răng chỉnh nha có thể dao động từ 1-2 năm, tùy thuộc vào tình trạng móm của từng người.

Răng vĩnh viễn bị gẫy - Nên làm gì ?

18:51 Add Comment

Các răng vĩnh viễn phía trước bị bật khỏi ổ răng, nếu có những bước xử lý khẩn cấp, thích hợp thì có thể cắm lại thành công. Yếu tố then chốt để gắn lại răng thành công là cắm lại răng vào ổ răng càng sớm càng tốt (trong vòng 30 phút). Từng phút trôi qua, càng có nhiều tế bào ở chân răng chết đi. 


>>chữa răng hô không cần niềng

Khi bị bất cứ một chấn thương vùng miệng nào, bạn nên đến khám nha sĩ ngay lập tức để xác định xem liệu bạn có cần điều trị không. Nha sĩ sẽ khám vùng bị ảnh hưởng và có thể phải chụp X quang. Nếu răng hoàn toàn rơi ra khỏi miệng khi bị chấn thương, hãy mang răng đến nha sĩ càng sớm càng tốt. Có thể răng của bạn sẽ được đặt trở lại trong miệng bằng thủ thuật cấy lại răng (reimplantation).


Khi răng bị gẫy văng ra, nên cho bệnh nhân cắn bông gòn nơi ổ răng rớt ra để cầm máu, tiếp đó tiến hành các bước sau:

- Tìm và giữ lại răng bị văng ra: chỉ cầm phần thân của răng (tức là phần bạn thấy được trong miệng) bằng gạc tẩm nước muối sinh lý, không cầm ở phần chân răng để không gây tổn hại cho dây chằng nha chu - phần giúp răng tồn tại trong xương ổ.

- Rửa sạch răng: rửa răng bằng nước muối sinh lý, tránh không cọ xác vào phần chân răng. Nếu đất cát bám vào răng, có thể rửa sạch nhẹ nhàng bằng nước sạch, không được cạo lớp mô mềm bám trên răng. Không được ngâm răng trong thuốc sát trùng, thuốc tẩy, nước súc miệng hay nước bình thường.



- Đừng cố đặt răng vào ổ răng cũ, việc này sẽ gây đau nhiều hơn. Nên đặt răng vào miệng giữa má và nướu. Đối với trẻ nhỏ việc đặt răng bị gãy vào miệng có thể khiến trẻ bị sặc hoặc nuốt mất răng, cho nên hẫy để răng trong ly có nước muối sinh lý hay sữa tiệt trùng (phải giữ răng luôn ẩm trong suốt thời gian chờ cấy ghép).

Cách chữa trị bệnh nghiến răng ở trẻ em

19:53 Add Comment

Bệnh nghiến răng là một căn bệnh cũng khá phổ biến ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở trẻ nhỏ và những bạn nam chiếm đa số. Vì nghiến răng không làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, hay rối loạn sinh hoạt hàng ngày, nên khi mắc phải tật này mọi người lại suy nghĩ đơn giản, không muốn chữa trị cho hết.



Do đó, tìm hiểu nguyên nhân, hệ lụy và cách chữa trị bệnh nghiến răng ở trẻ em là điều cần thiết với các bậc cha mẹ.

Bệnh nghiến răng ở trẻ em khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng
❶ Nguyên nhân gây ra bệnh nghiến răng ở trẻ em




Đã có nhiều nghiên cứu về tật nghiến răng, và nguyên nhân dẫn đến tình trạng này được xác định bởi 2 nguyên nhân chính sau:

– Khi răng hàm trên và hàm dưới mọc lệch lạc, răng không thẳng hàng, không khít 2 hàm lại với nhau sẽ dẫn đến tình trạng răng không khớp, làm trẻ khó chịu. Do đó, hai hàm răng sẽ có xu hướng cọ xát, va chạm vào nhau, nghiến răng sẽ làm trẻ có cảm giác dễ chịu hơn.

– Nguyên nhân thứ 2 là do stress, tâm lý lo âu, căng thẳng, kích động đến cảm xúc quá mức. Hiện tượng nghiến răng được coi là phản ứng đối với sự căng thẳng thần kinh, đặc biệt là những trẻ có hệ thần kinh yếu, dễ bị kích thích.
❷ Hệ lụy của bệnh nghiến răng ở trẻ em


Không làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như quá trình phát triển của bé, nhưng bệnh nghiến răng ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời và nhanh chóng sẽ kéo theo nhiều hệ lụy khác.

– Về giao tiếp: Tật nghiến răng khi ngủ khiến người ngủ cùng bạn cảm thấy khó chịu, không ngủ được.
– Thẩm mỹ răng kém: Răng sẽ bị mất hết lớp men, lộ ra lớp ngà vàng hơn, bị ê buốt, nứt gãy các múi răng, lung lay hoặc rụng. Tình trạng này nếu kéo dài có thể làm hư hỏng các phục hồi nha khoa như làm gãy, sứt miếng hàn, gãy các hàm giả tháo lắp hoặc cố định.
– Răng miệng bị viêm nhiễm: Dẫn đến các bệnh về răng miệng nếu không được xử lý kịp thời: Giảm độ chắc của răng, khiến răng bị yếu, dễ bị sâu răng,…
– Gây đau cơ: Do các cơ hàm bị co thắt trong suốt thời gian nghiến khiến người mắc phải tật này có thể bị mỏi, đau các cơ, đau đầu, cổ.
❸ Bệnh nghiến răng ở trẻ em có thể chữa được không?


Có rất nhiều biện pháp điều trị nghiến răng nhưng cho đến nay vẫn chưa có một biện pháp hay loại thuốc nào dùng đặc trị cho bệnh nghiến răng ở trẻ em. Tuy nhiên, đây là hiện tượng không làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ, các mẹ không nên quá lo lắng và chỉ cần áp dụng một vài cách dưới đây, bệnh nghiến răng của bé dần dần được loại bỏ:

– Cho trẻ đi khám tại trung tâm nha khoa để kiểm tra tình trạng răng miệng cho bé. Nếu phát hiện thấy trên răng trẻ có những vết mòn trên bề mặt răng, có thế răng của bé đã bị sâu hoặc mòn men răng. Đây cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng răng không khớp ở khá nhiều bệnh nhân nhí đến điều trị tại nha khoa . 

Lúc này cha mẹ cần đưa trẻ đến trung tâm nha khoa để được thăm khám và chữa trị. Thông thường, nếu bé gặp phải tình trạng này sẽ được bác sĩ tiến hành xứ lý vết sâu, hàn trám và mài chỉnh răng để các răng được ăn khớp với nhau.


Bệnh nghiến răng ở trẻ em cần được đi khám nha khoa sớm

Tuy nhiên, với công nghệ hàn trám răng Laser Tech 4.0 với 4 ưu điểm vượt trội là giải pháp điều trị an toàn nhất cho bé:

– Phục hồi hình dáng răng hoàn hảo

– Màu răng trùng khớp răng thật

– An toàn tuyệt đối

– Không đau, không có hiện tường ê buốt

– Cần nói chuyện với bé, chia sẻ với con trước khi ngủ, điều gì diễn ra trong ngày khiến con vui buồn, lo lắng hoặc sợ hãi, để mang đến cho bé cảm giác an toàn hơn khi ngủ.

– Chỉ nên cho bé chơi những trò chơi nhẹ nhàng trước khi đi ngủ, không nên cho con chơi những trò bạo lực, hay xem những đoạn phim, truyện đánh nhau.

– Không nên cho trẻ ăn giáp giờ ngủ quá gần, nhất là đồ ngọt sẽ khiến bộ máy tiêu hóa của bé gặp khó khăn, bé ngủ sẽ không được ngon giấc. Nên cho trẻ ăn trước khi đi ngủ từ 40-45 phút trước khi đi ngủ.