Hiển thị các bài đăng có nhãn nho-rang-an-toan. Hiển thị tất cả bài đăng

Nhổ răng để niềng răng có đau nhức không ?

20:21 Add Comment

Những trường hợp không phải nhổ răng áp dụng khi hàm răng của bạn không đều và bị thưa, khi độ lớn của cung răng nhỏ hơn nhiều so với cung xương hàm, hoặc là khi bạn đã bị mất răng từ trước.



Nhổ răng khi niềng răng là chỉ định bắt buộc của bác sĩ trong một số trường hợp như răng mọc quá dày, răng thừa, răng to, cung răng rộng hơn cung xương hàm. Việc nhổ răng khi niềng răng khấp khểnh với mục đích chính là tạo ra khoảng trống để các răng có khoảng trống để dịch chuyển về đúng vị trí đã được các bác sĩ tính toán kỹ lưỡng từ trước. Nếu hàm răng mọc quá chen chúc, khoảng trống không có thì việc chỉnh nha không thể đạt được hiệu quả tối ưu nhất.


Nhổ răng để niềng có ảnh hưởng gì không?


Tất nhiên không phải khi nào niềng răng cũng phải nhổ răng, có rất nhiều truồng hợp thay vì nhổ răng bác sĩ sẽ tiến hành nong hàm để nới rộng vòm hàm và diện tích của cung răng. Khi cung răng đã được nới rộng, các răng trên cung hàm sẽ có thêm khoảng trống để dịch chuyển. Việc nong hàm với mục đích đầu tiên là để tạo ra sự cân đối trong cấu trúc hàm mặt. Nha sỹ có thể dùng khí cụ nới rộng cung răng để làm rộng vòm miệng, bằng cách từ từ đẩy răng hàm trên cách xa nhau mà không cần nhổ răng.

Nếu việc nong hàm không thật sự khả thi thì bác sĩ bắt buộc phải chỉ định nhổ răng để tạo ra khoảng trống cho răng di chuyển về đúng vị trí như đã tính toán từ trước. Và bạn có thể hoàn toàn yên tâm trong những trường hợp này sẽ không gây ra ảnh hưởng gì cho cho hàm răng cũng như sức khỏ cảu bạn nếu mọi quá trình được thực hiện đúng quy chuẩn.

Nhổ răng để niềng có gây đau nhức nhiều không?


Có rất nhiều người lo sợ niềng răng sẽ phải nhổ răng và gây ra đau nhức nên không dám đi niềng răng. Nhưng trên thực tế nếu bạn phải nhổ răng để niềng thì bạn cũng hoàn toàn yên tâm rằng nó sẽ không gây ra đau nhức gì cho bạn. Bởi trước khi nhổ răng, nha sỹ sẽ gây tê cục bộ cho bạn nên bạn không hề cảm thấy đau nhức trong khi nhổ răng. Khi thuốc tê hết tác dụng thì bạn có thể cảm thấy ê buốt một chút nhưng cảm giác này cũng không kéo dài mà nhanh chóng chấm dứt khi niềng răng dã dần ổn định. Nha sỹ có thể kê toa thuốc giảm đau để ban sử dụng trong một vài ngày đầu tiên khi chân răng đang liền thương.

Hiện nay, với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại việc nhổ răng sẽ đơn giản hơn rất nhiều, thời gian diễn ra ngắn, đảm bảo an toàn và hạn chế đau nhức đến mức tối đa cho bệnh nhân. Công nghệ mới chỉ tác động lên các mô cứng và các điểm tiếp xúc với bề mặt răng nên nhổ răng siêu âm hoàn toàn không làm tổn thương đến các mô mềm xung quanh răng cũng không có tác động đến xương hàm. Do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm rằng nhổ răng để niềng răng sẽ không quá đau nhức.


Một vấn đề mà bạn cần quan tâm nữa là, niềng răng kết hợp với nhổ răng là một quá trình phức tạp chứ không hề đơn giản vì nếu không được thực hiện đúng quy trình chuẩn thì sẽ gây ra những biến chứng không mong muốn. Vì thế việc bạn cần làm hơn hết thay vì ngồi lo lắng đó là tìm hiểu và lựa chọn cho mình một nha khao uy tín để thực hiện. Tại đó bạn sẽ được đảm bảo sự thành công một cách tối đa và đặc biệt sẽ đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bạn.

Răng vĩnh viễn bị gẫy - Nên làm gì ?

18:51 Add Comment

Các răng vĩnh viễn phía trước bị bật khỏi ổ răng, nếu có những bước xử lý khẩn cấp, thích hợp thì có thể cắm lại thành công. Yếu tố then chốt để gắn lại răng thành công là cắm lại răng vào ổ răng càng sớm càng tốt (trong vòng 30 phút). Từng phút trôi qua, càng có nhiều tế bào ở chân răng chết đi. 


>>chữa răng hô không cần niềng

Khi bị bất cứ một chấn thương vùng miệng nào, bạn nên đến khám nha sĩ ngay lập tức để xác định xem liệu bạn có cần điều trị không. Nha sĩ sẽ khám vùng bị ảnh hưởng và có thể phải chụp X quang. Nếu răng hoàn toàn rơi ra khỏi miệng khi bị chấn thương, hãy mang răng đến nha sĩ càng sớm càng tốt. Có thể răng của bạn sẽ được đặt trở lại trong miệng bằng thủ thuật cấy lại răng (reimplantation).


Khi răng bị gẫy văng ra, nên cho bệnh nhân cắn bông gòn nơi ổ răng rớt ra để cầm máu, tiếp đó tiến hành các bước sau:

- Tìm và giữ lại răng bị văng ra: chỉ cầm phần thân của răng (tức là phần bạn thấy được trong miệng) bằng gạc tẩm nước muối sinh lý, không cầm ở phần chân răng để không gây tổn hại cho dây chằng nha chu - phần giúp răng tồn tại trong xương ổ.

- Rửa sạch răng: rửa răng bằng nước muối sinh lý, tránh không cọ xác vào phần chân răng. Nếu đất cát bám vào răng, có thể rửa sạch nhẹ nhàng bằng nước sạch, không được cạo lớp mô mềm bám trên răng. Không được ngâm răng trong thuốc sát trùng, thuốc tẩy, nước súc miệng hay nước bình thường.



- Đừng cố đặt răng vào ổ răng cũ, việc này sẽ gây đau nhiều hơn. Nên đặt răng vào miệng giữa má và nướu. Đối với trẻ nhỏ việc đặt răng bị gãy vào miệng có thể khiến trẻ bị sặc hoặc nuốt mất răng, cho nên hẫy để răng trong ly có nước muối sinh lý hay sữa tiệt trùng (phải giữ răng luôn ẩm trong suốt thời gian chờ cấy ghép).

Có nên nhổ răng bằng chỉ không?

01:57 Add Comment

Thông thường, phải mất một khoảng thời gian răng sửa lung lay rồi mới rụng, điều này có thể khiến trẻ gặp khó khăn trong việc nhai thức ăn. Chính vì thế, cha mẹ nên động viên con làm cho răng sữa lung lay nhiều hơn để nhanh rụng.



Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần lưu ý Không nên nhổ răng bằng chỉ cho bé hoặc tự lấy tay nhổ. Cách này sẽ dễ gây chảy máu nướu răng và tạo nên một vết thương hở lớn. Hơn nữa, việc đưa tay vào miệng bé sẽ tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn xâm nhập vào vết thương này, dẫn đến khả năng gây nhiễm trùng rất cao, đặc biệt là uốn ván. Ngoài ra, một số bé bị mắc bệnh về máu như bệnh máu không đông… thì rất dễ sinh ra tai biến rất nguy hiểm từ việc tự nhổ răng bằng chỉ này.



Cách nhổ răng sữa như thế nào là đúng?
Khi thấy răng sữa có dấu hiệu lung lay, bạn có thể bắt đầu tác động vào răng nhằm đẩy nhanh quá trình rụng. Mỗi ngày, bạn dùng ngón trỏ có quấn băng gạc tiệt trùng lung lay nhẹ chiếc răng. Đến khi bạn thấy nó có độ lung lay lớn thì bạn hãy dùng lực nhẹ lấy răng ra.


Trong khi nhổ răng sữa cho trẻ, cha mẹ có thể nói chuyện hay tìm cách “đánh lạc hướng” để giúp quá trình này diễn ra suôn sẻ hơn. Thao tác nhổ nên dứt khoát, khi thấy chưa đúng thời điểm thì không nên cố mà hãy đợi thêm thời gian.