Hiển thị các bài đăng có nhãn dieu-tri-rang-sau. Hiển thị tất cả bài đăng

Bệnh thiểu sản men răng có chữa được không

01:02 Add Comment

Thiểu sản men răng là bệnh lý thiếu hụt hoặc xáo trộn các thành phần trong men răng, chu yếu là canxi và fluor. Bệnh này khiến cho răng đổi màu theo thời gian, dễ ê buốt khi bị kích thích hay trước các tác động khi điều trị răng miệng như lấy cao răng, tẩy trắng răng. Bệnh cũng làm cho răng trở nên yếu đi làm ảnh hưởng đến ăn nhai và dễ bị các bệnh như sâu răng, viêm răng,…


>>Chữa sâu răng giá bao nhiêu
>>Chữa sâu răng ở đâu


Thiểu sản men răng là bệnh lý khá phổ biến ở nhiều người, theo các mức độ khác nhau nên có thể được phát hiện hoặc không. Đây là bệnh lý răng khó hồi phục nhất vì men răng ở người trưởng thành không có khả năng làm mới nên khi phát hiện thì tình trạng thiểu sản đã ở giai đoạn không thể bù đắp được. Vậy bệnh thiểu sản men răng này có thể được chữa trị như thế nào, làm sao để ngăn ngừa tình trạng thiểu sản tiến triển nặng hơn? Thắc mắc sẽ được giải đáp cụ thể dưới đây.

Thiểu sản men răng và các tác hại của bệnh



Nguyên nhân của bệnh thiểu sản men răng

Men răng được kiến tạo bởi thành phần chính là canxi và fluor. Ngay khi răng mọc, 2 chất này đã có sữn trong xương hàm ở cơ thể có đầy đủ canxi và fluor sẽ được nạp vào cấu trúc cảu răng để tạo thành men răng. Khi răng mọc, fluor tiếp tục bồi đắp từ bên ngoài nhờ việc chúng ta uống, bôi hoặc đánh răng, súc miệng nước có chứa Fluor.

Khi có sự thiếu hụt hoặc xáo trộn của 2 chất này, răng sẽ bị thiểu sản men răng. Từ 2 nguồn cung cấp bên ngoài và bên trong, chúng ta có thể xác định nguyên nhân cụ thể của bệnh này. Thứ nhất là khi mang thai bà mẹ không ăn uống và bổ sung đủ 2 chất này khiến trẻ sinh ra bị thiếu canxi và fluor trong cơ thể dẫn đến khi mọc răng không có đủ “nguyên liệu” để hình thành men răng hoàn hảo. Nguyên nhân thứ hai là do không vệ sinh và chải răng đúng cách làm mòn men răng. Sau đó, lại không bổ sung fluor từ bên ngoài thông qua các sản phảm dùng hàng ngày như kem đánh răng, nước súc miệng, nước uống,…

Thời điểm bổ sung Fluor tốt nhất

Trẻ trong khoảng từ 7-8 tuổi, cơ thể hấp thụ tốt fluor qua các thực phẩm dùng hàng ngày như nước uống, sữa, nước muối, viên uống fluor, thêm kem đánh răng và nước súc miệng có thành phần fluor thì các ion fluor sẽ có thể ngấm được vào răng để bổ sung men răng cho đến khi 12 – 15 tuổi.

Như vậy, thời điểm fluor ngám vào men răng tốt nhất là trong độ tuổi từ 7 – 15 tuổi.

Cách bổ sung fluor như thế nào?

Có thể bổ sung fluor theo 2 đường: Dùng toàn thân và tại chỗ

– Dùng toàn thân: Đây là dạng bổ sung thông qua cách hấp thụ vào cơ thể bằng đường tiêu hóa. Các sản phẩm có thể sử dụng như muối ăn, nước uống, hoặc thuốc bao gồm dạng viên hoặc dạng giọt. Đối với cách này, chỉ nen áp dụng 1 phương pháp trong một thời điểm không nên cùng lúc sử dụng nhiều cách như đã nêu ở trên.

– Dùng tại chỗ: Đây là cách thoa fluor trực tiếp vào men. Các sản phẩm thông dụng nhất là kem đánh răng và nước súc miệng có thành phần fluor pha lượng theo tỷ lệ 0,2%. Dùng 1 lần/ tuần. Nước flur 0,05% có thể dùng hàng ngày.

Bác sỹ Nha Khoa khuyến khích bạn tự bổ sung fluor tại nhà để ngừa bệnh thiểu sản men răng. Nhưng lưu ý cẩn thận khi áp dụng phương pháp này cho trẻ <6 tuổi. Đối với các bé, cách tốt nhất là bổ sung fluor bằng đường tiêu hóa thông qua các thực phẩm ăn uống hàng ngày.

Riêng với người trường thành đã bị thiểu sản men răng, bác sỹ Nha Khoa thường khuyên khách hàng nên có biện pháp bảo vệ răng bằng các phương pháp thẩm mỹ như dùng mặt dán sứ hoặc trám men nhân tạo kết hợp song song với việc bổ sung fluor hàng ngày để bồi đăp trở lại men răng. Đây là cách vừa bảo vệ răng, vừa làm đẹp lại có thể điều trị được thiểu sản men răng tốt nhất.

Các bệnh răng miệng hay gặp của dân văn phòng

21:24 Add Comment

Theo thống kê của các đợt khám sức khỏe răng miệng định kỳ thì các bệnh về răng miệng phổ biến nhất của giới văn phòng là: viêm nướu, mọc răng khôn, mòn răng. Điều này hoàn toàn dễ hiểu khi nhân viên văn phòng luôn là đối tượng tập trung nhiều những thói quen xấu, ảnh hưởng tới răng miệng như: uống trà, cà phê, ăn vặt, dùng tăm xỉa răng,…



Các bệnh về nướu răng

Theo thống kê thì trên thế giới có khoảng 75% dân số mắc các bệnh về nướu răng ở những mức độ khác nhau. Nguyên nhân của các bệnh về nướu là do hình thành các mảng bám trên răng. Chải răng không đúng cách, không thường xuyên sẽ dẫn tới hình thành cao răng, đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn gây hại trên răng phát triển, dẫn tới các bệnh về viêm nướu, nha chu. Nhân viên công sở lại tập hợp những thói quen xấu như: uống trà, cà phê, hút thuốc, ăn quà vặt, và ít người có thói quen lấy sạch hết vụn cơm sau khi ăn xong. Đây chính là lí do dẫn tới việc dân văn phòng gặp các bệnh về nướu răng nhiều như vậy.

Mòn răng


Mòn răng là hiện tượng các lớp bảo vệ gồm ngà răng, men răng bị mòn. Nguyên nhân dẫn tới việc mòn răng này bao gồm những thói quen ăn uống, cắn vật cứng, nghiến răng, trào ngược dạ dày và đặc biệt là do cách vệ sinh, chải răng không đúng quy định. Việc bạn chải răng quá lâu, quá mạnh, dùng bàn chải cứng sẽ làm mòn răng nghiêm trọng.

Răng khôn

Độ tuổi từ 18 tuổi trở lên, đa số mọi người sẽ gặp phải tình trạng mọc răng khôn. Vì sao gọi là “răng khôn” bởi nó rất “khôn” khi lúc đó hàm đã đủ răng rồi nhưng nó vẫn tìm được cách đứng như “nằm ngang”, “nằm xéo”. Có trường hợp răng khôn mọc lên gây biến chứng, viêm vùng mô, sung răng, đau dai dẳng, rất khó chịu. Có trường hợp không nhổ kịp thời đã dẫn tới việc tạo u, phá hủy xương hàm. Còn những trường hợp khác, răng khôn mọc sâu tít bên trong, ở vị trí lắt léo nên rất khó vệ sinh, có thể dẫn tới việc sâu răng.

Nếu bạn có gặp các vấn đề về răng miệng, hãy đi khám sớm để tránh những tổn hại về sau này.

Phụ nữ đang mang thai có nên đi làm răng ?

20:21 Add Comment

Theo các bác sỹ nha khoa, hiện nay có rất nhiều loại thuốc giúp gây tê cục bộ. Những loại thuốc này không ảnh hưởng đến thai nhi và trong thành phần không chứa các chất gây co mạch. Những loại thuốc gây mê như thế không nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé.


>>cách trị sâu răng dân gian

1. Trong thời gian mang thai và cho con bú không nên gây tê?

Một số người cho rằng phụ nữ không nên chữa răng trong giai đoạn mang thai và cho con bú. Tuy nhiên, điều này không đúng. Dưới đây là một số lầm tưởng thường gặp về vấn đề này.



2. Không nên chụp X quang trong thời gian mang thai?

Trong thời gian chữa răng, cần phải làm từ 1 – 5 lần chụp X quang. Khi chụp X quang, những tia nhỏ sẽ xuyên qua phần mô xương hàm để vào phần răng cần chữa trị.

Những tia X quang trong trường hợp này được sử dụng thấp hơn ngưỡng cho phép 10 lần, nên không có hại cho cơ thể. Hiện nay, có những thiết bị hiện đại có thể thực hiện chụp X quang không phải bằng phim mà bằng bộ cảm biến điện. Những tia phát ra từ thiết bị này còn thấp hơn 10 lần nữa.

Hơn nữa, trong thời gian chữa răng cho những bệnh nhân đang mang bầu, các bác sỹ sẽ cho bệnh nhân mặc những chiếc áo chuyên dụng để tránh những ảnh hưởng của chụp X quang.

3. Trong thời gian mang bầu không nên chữa răng?

Trên thực tế, những phụ nữ mang bầu có nguy cơ cao mắc các bệnh về răng miệng do lượng can xi trong cơ thể thay đổi liên tục. Đối với những phụ nữ hoàn toàn khỏe mạnh, sự thay đổi này rất khó nhận thấy, còn đối với những phụ nữ sức khỏe yếu thì khi mang bầu lượng canxi trong cơ thể người mẹ sẽ giảm đi rất nhiều.

Thai nhi ở 24 – 25 tuần tuổi là thời điểm hệ xương đang hình thành mạnh mẽ. Lượng canxi cần thiết để hình thành xương của trẻ được lấy từ cơ thể của mẹ. Trong máu của người mẹ khi ấy không đủ canxi và cơ thể đòi hỏi phải cung ứng thêm lượng canxi. Và “sự hy sinh đầu tiên” cho quá trình này là các mô xương ở hàm trên và hàm dưới.

Hơn nữa, khi mang bầu, tuyến nước bọt trong cơ thể người mẹ có sự thay đổi. Trong nước bọt chứa những chất làm chắc men răng, ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh sâu răng. Trong thời gian mang bầu, lượng nước bọt tiết ra giảm và hậu quả là bị sâu răng.

Nếu trì hoãn việc khám răng trong thời gian mang thai, người phụ nữ sẽ có nguy cơ phải nhổ một vài cái răng hoặc khiến cho các bệnh về răng trở nên trầm trọng hơn. Răng sâu chính là ổ nhiễm khuẩn nguy hiểm.

Các nhà khoa học khẳng định, những có răng sâu sẽ sinh ra những đứa trẻ có hệ miễn dịch kém và bộ máy tiêu hóa làm việc không tốt, chưa kể còn xuất hiện một loạt các bệnh khác. Người mẹ bị sâu răng sẽ khiến trẻ cũng bị sâu răng và viêm vòm họng.

Khi nào thì phải nhổ răng sâu?

20:39 Add Comment

Sâu răng có nhiều cấp độ và tùy theo từng trường hợp mà phương pháp điều trị sẽ khác nhau. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định phải nhổ bỏ răng bị sâu. Vậy, khi nào cần nhổ răng?


Thông thường, các bác sĩ hay khuyến cáo không nên nhổ răng nếu răng chưa bị tổn thương nghiêm trọng để bảo tồn răng thật, vì răng hàm đóng vai trò rất quan trọng trong việc ăn nhai cũng như hoạt động của toàn bộ hàm. Bởi khi nhổ, bệnh nhân phải có biện pháp trồng lại ngay sau đó nếu không muốn gặp các vấn đề bệnh lý khác. Tuy nhiên, răng trồng lại không thể nào so sánh được với răng thật, cả về mặt ăn nhai lẫn độ bền chắc.



Việc có nên nhổ hay không còn tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ nha khoa và tình trạng tổn thương của răng đến mức độ nào. Nếu răng bị sâu chưa quá nghiêm trọng, tủy chưa bị ảnh hưởng hoặc tủy có tổn thương nhưng vẫn phục hồi và điều trị được, trường hợp này không nên nhổ răng sâu. Có thể chữa trị bằng các biện pháp hàn trám, bọc răng sứ,… để bảo tồn răng thật.

Nếu răng bị sâu quá nghiêm trọng, tủy tổn thương nặng không thể hồi phục, răng bị sâu vỡ thành từng mảng lớn không hàn trám lại được, trường hợp này cần phải nhổ bỏ khi có chỉ định của bác sĩ. Vì nếu để lâu sẽ gây ảnh hưởng đến các răng xung quanh, hoạt động ăn nhai cũng như có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nhổ sâu răng hiện nay đã không còn nguy hiểm hay gặp các vấn đề bất thường xảy ra trong và sau khi nhổ. Nhờ công nghệ hiện đại, tiên tiến tại các nha khoa có uy tín, việc nhổ sẽ được thực hiện nhanh chóng, an toàn và hoàn toàn không gây nguy hiểm cho người bệnh.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về các vấn đề răng miệng bạn vui lòng liên hệ ngay tới nha khoa KIM để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể hơn.

Ưu điểm của Mini Implant

18:35 Add Comment

Với kỹ thuật cấy ghép Implant thông thường, sau khi đặt trụ Implant vào xương hàm, bệnh nhân phải chờ đợi 1 khoảng thời gian khá dài (1-6 tháng) khi xương và Implant tích hợp với nhau thì mới có thể phục hình răng sứ cố định trên đó. Tuy nhiên, giải pháp Mini Implant sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí rất nhiều so với Implant truyền thống.


>>Điều trị răng sâu ở đâu uy tín tại Quận Tân Bình
>>Địa chỉ nha khoa uy tín tại quận 10

Ưu điểm của Mini Implant




Kế thừa những thành công của “đàn anh” Implant trước đó, Mini Implant ra đời đang nhận được sự đánh giá cao của các chuyên gia và khách hàng có nhu cầu phục hình răng. Mini Implant vừa mang hiệu quả ăn nhai và thẩm mỹ tốt, vừa tạo nên sự tiện lợi rất lớn cho bệnh nhân. Ưu điểm của Mini Implant là gì? Những lợi ích sau đây của kỹ thuật này sẽ chinh phục bạn.
Phục hình răng giả mất ít thời gian

>>Nha khoa quận 1

Quy trình thực hiện Mini Implant rất đơn giản. Thời gian thực hiện cho phục hình này chỉ khoảng 1-2 giờ nên bệnh nhân không cần mất nhiều thời gian.

Với kỹ thuật Mini Implant, bệnh nhân có thể thực hiện phục hình chân răng nhân tạo và thân răng chỉ trong 1 lần hẹn mà không cần thời gian chờ đợi tích hợp xương như Implant truyền thống. Nhờ vậy, bệnh nhân tiết kiệm thời gian đi lại khi đến trung tâm nhiều lần.

Mini Implant tiết kiệm chi phí

Một ưu điểm vượt trội của Mini Implant là có thể cấy ghép cho những bệnh nhân tiêu xương do mất răng lâu ngày. Nếu như muốn thực hiện Implant truyền thống, bệnh nhân cần phẫu thuật nâng xoang, ghép xương thì Mini Implant không đòi hỏi những điều này.

Trụ Mini Implant được bác sĩ cấy ghép vào xương hàm và phục hình thân răng ngay sau đó. Bệnh nhân có thể sở hữu những chiếc răng giả ăn nhai chắc chắn.

Bên cạnh đó, so với Implant truyền thống, Mini Implant có chi phí thấp hơn rất nhiều nên dễ dàng cho bệnh nhân lựa chọn.

Mini Implant có khả năng ngăn tiêu xương

Cũng giống như Implant truyền thống, Mini được cấy vào xương hàm đóng vai trò như những chân răng tự nhiên. Trụ này có khả năng chịu lực nhai khá tốt, duy trì mật độ xương hàm ổn định nên có thể ngăn tiêu xương khi mất răng.

Mini Implant không cần phẫu thuật phức tạp

Quy trình thực hiện đơn giản, không yêu cầu phẫu thuật hỗ trợ phức tạp, cấy ghép Mini Implant không làm tổn thương các mô mềm, không gây ra nhiều đau đớn cho bệnh nhân sau điều trị. Vì vậy, bệnh nhân chỉ cần một thời gian rất ngắn cho quá trình lành thương và không phải căng thẳng, mệt mỏi trong quá trình cấy ghép.

Mang những ưu điểm trên nhưng nếu xét về khả năng chịu lực thì Mini Implant chịu lực nhai thấp hơn so với Implant truyền thống. Vì vậy, Mini Implant thường được bác sĩ cân nhắc chỉ định cho những trường hợp vị trí cấy ghép không chịu lực nhai lớn như các răng cửa hay nâng đỡ cho các hàm giả tháo lắp phủ trên Implant.

Không phải trường hợp nào cũng có thể chỉ định cấy ghép Mini Implant. Điều này chỉ được chỉ định sau khi bác sĩ đã cân nhắc cẩn thận. Vì vậy, để biết được trường hợp của mình có thể thực hiện Mini Implant hay không, bạn vui lòng đến trực tiếp trung tâm nha khoa để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể hơn.