Hiển thị các bài đăng có nhãn cham-soc-rang-tre-em. Hiển thị tất cả bài đăng

Trẻ sốt do mọc răng hay nguyên nhân khác?

01:46 Add Comment
Trẻ sốt do mọc răng hay nguyên nhân khác?

Khi trẻ bước vào khoảng từ 6 – 8 tháng tuổi sẽ bắt đầu mọc răng sữa. Răng sữa sẽ tồn tại cho đến khi trẻ 5-6 tuổi sẽ thay chiếc đầu tiên và hoàn tất khi 10-12 tuổi. Răng sữa là răng ở giai đoạn đầu đời và có vai trò quan trọng trong ăn nhai, phát âm cũng như định hướng vị trí mọc cho răng vĩnh viễn.

Có những dấu hiệu ở bé, tưởng như là những biểu hiện thông thường nhưng có thể “báo hiệu” cho thấy hiện tượng sốt do bé mọc răng hàm:

– Chỉ sốt nhẹ, dưới 38 độ, chảy nước bọt nhiều hơn bình thường
– Thường hay đưa tay vào miệng cắn hoặc cắn các vật cứng khác
– Hay cọ xát lợi, hay mút
– Có thể đi cầu phân nhão, sệt 3 – 4 lần/ngày
– Quấy khóc, biếng ăn
– Bị ho nhiều hơn
Trẻ sốt do mọc răng hay nguyên nhân khác?
Trẻ sốt do mọc răng hay nguyên nhân khác?

Các dấu hiệu này nếu xuất hiện thường chỉ kéo dài trong khoảng 3 – 7 ngày, bắt đầu từ 4 ngày trước khi răng nhú lên hiện tượng sốt mọc răng ở trẻ em http://chamsocrangtreem.vn/hien-tuong-sot-moc-rang-o-tre-em-va-cach-u-ly-tot-nhat/

Khi bé sốt mọc răng hàm bạn chú ý hơn đến thực phẩm chế biến cho bé ăn cần phải mềm, có nước để bé dễ nuốt, nhiệt độ thức ăn vừa phải và đầy đủ chất dinh dưỡng.

Cho bé uống thêm nước ấm mỗi ngày để bù vào lượng nước mất do đi phân lỏng. Nước cũng giúp bé thấy dễ chịu hơn bệnh chảy máu răng trẻ em http://chamsocrangtreem.vn/giai-quyet-benh-chay-mau-chan-rang-o-tre-em-triet-de/

Chú ý vệ sinh miệng cho bé kỹ, nhẹ nhàng sau khi ăn, nên sử dụng khăn mềm hoặc bông gạc. Dùng ngón tay thay vì dụng cụ, vì khi mẹ dùng ngón tay bọc khăn mềm vệ sinh sẽ điều chỉnh được lực và chủ động hơn trong thao tác.

Nếu bé mọc răng hàm quấy khóc nhiều hơn, không chịu ăn uống nhiều ngày và sốt cao bạn nên cho bé đi khám để nha sỹ có biện pháp hỗ trợ điều trị kịp thời.

Nếu bé sốt quá 39 độ, thì không nên kết luận bé sốt do mọc răng hàm. Trường hợp bé tiêu chảy nặng, cũng nên nghĩ ngay đến các bệnh khác. Khi sốt mọc răng, bé chỉ bị tiêu chảy nhẹ, phân hơi có nước chứ không như tiêu chảy do bệnh khác, răng trẻ bị đen http://chamsocrangtreem.vn/rang-tre-bi-o-den/

Các triệu chứng xuất hiện ở trẻ như phát ban, chảy dãi và nước mũi nhiều, tiêu chảy, chán ăn, sốt nếu kéo dài sau 4 ngày không thấy răng nhú và tiếp tục kéo dài sau đó thì nó có thể là bệnh lý khác không phải do mọc răng. Do đó,  bạn nên đưa trẻ đi khám ngay để kịp thời phát hiện nguyên nhân và hỗ trợ điều trị.

Bạn cần theo sát những diễn biến cơn sốt của trẻ để có biện pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả và đảm bảo cho bé có thể trải qua mọc răng an toàn, thuận lợi và không xảy ra những sai khác bất thường.

Răng khôn bé mọc lệch có nên nhổ

02:03 Add Comment
Răng khôn bé mọc lệch có nên nhổ

Răng khôn mọc lệch có nên nhổ hay không đang còn là vấn đề gây tranh cãi của nhiều người. Nếu một chiếc răng khôn mọc bình thường thì không bắt buộc phải nhổ bỏ nhưng những trường hợp răng khôn gây ra hoặc có xu hướng gây ra tác hại đối với răng hàm kế cạnh, với lợi và xương ở xung quanh thì cần phải nhổ.

Răng khôn là răng nằm phía trong cùng của hai hàm răng ở người trưởng thành. Loại răng này mọc ở người từ 17 đến 25 tuổi. Hàm răng của con người thường chỉ đủ chỗ cho 28 răng (14 răng hàm trên và 14 răng hàm dưới) nhưng trên thực tế mỗi người có tới 32 răng vì mọc thêm 4 răng không ở hai hàm. 

Chính vì không đủ chỗ để mọc một cách bình thường nên những chiếc răng khôn thường “tự tìm đường khác” như mọc ngược về phía xương hoặc đâm thẳng về phía chiếc răng hàm đứng kế bên. Chức năng của răng khôn không rõ ràng, nhưng những phiền toái mà chiếc răng khôn này gây ra cho khổ chủ lại rất khó lường.
►Xem thêm: Răng cấm của trẻ em có thay không https://goo.gl/PVgrMj

Khi răng khôn mọc vì xương hàm không có đủ vị trí nên nó sẽ đâm sang răng bên cạnh, nó sẽ làm chiếc răng khỏe mạnh số 7 dần bị tiêu hủy, lung lay có thể dẫn đến sâu, nặng hơn nó sẽ khiến chiếc răng này bị xô đẩy chèn ép và rụng đi gây mất răng.
Răng khôn bé mọc lệch có nên nhổ
Răng khôn bé mọc lệch có nên nhổ

Do răng khôn ở trong cùng của hàm nên rất khó vệ sinh, thức ăn và vi khuẩn dễ dàng tích tụ. Sự tích tụ lâu ngày gây sâu răng hoặc viêm nhiễm vùng lợi xung quanh dẫn đến sưng, đau, hôi miệng… Bệnh răng miệng thường gặp ở trẻ https://goo.gl/EAyPf0 sẽ tái phát nhiều lần nếu răng khôn không được chữa trị, những lần tái phát sau mức độ nguy hiểm càng cao. Một số trường hợp khi những bất thường của răng khôn không được chữa trị kịp thời, gây nhiễm trùng lây lan sang các khu vực xung quanh như mang tai, má, mắt, cổ… Đặc biệt là ảnh hưởng tới hệ thần kinh gây hậu quả nghiêm trong thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng.

Những trường hợp bác sĩ bắt buộc phải chỉ định nhổ răng khôn là khi: răng mọc lệch hoặc ngầm đã gây biến chứng: đau, khít hàm, viêm sưng, sâu răng… Răng mọc lệch lạc ra khỏi cung hàm, không có tác dụng gì cho việc ăn nhai, gây trở ngại, khó khăn cho việc vệ sinh răng miệng.

Nhổ răng theo yêu cầu của chỉnh hình răng mặt, phục hình. Theo kinh nghiệm của một số chuyên gia và đã được các chuyên gia chứng minh thì việc nhổ răng khôn hàm dưới mọc ngầm hoặc lệch dự phòng khi chưa xảy ra các biến chứng giúp tránh những tai biến đau nhức cho bệnh nhân về lâu dài và thuận lợi hơn trong công việc hậu phẫu về sau.
►Xem thêm: Nhổ răng sữa bị sâu https://goo.gl/zCPPoB

Triệu chứng sớm của việc răng khôn mọc lệch thường là những cơn đau âm ỉ kéo dài trong khoản 2 tới 3 ngày. Và những cơn đau này sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần trong suốt quá trình răng khôn mọc.

Các bệnh nha chu viêm ở trẻ em

20:53 Add Comment

Mảng bám, vôi răng với sự tập trung một số lượng vi khuẩn khổng lồ là nguyên nhân gây nha chu viêm ở trẻ. Các bệnh nha chu viêm ở trẻ em là gì và chúng biểu hiện như thế nào ? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về kiến thức này để từ đó có cách bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn cho con em mình.Trẻ bị viêm nha chu do những nguyên nhân gì ?


Nha chu viêm là bệnh lý răng miệng gây mất răng cao, nguy cơ này không chỉ xảy ra với người trưởng thành mà với trẻ em, nếu việc chăm sóc răng miệng chưa tốt thì hoàn toàn có thể bị bệnh lý này. ?



Sở thích ăn nhiều đồ ngọt như bánh kẹo, nước ngọt có ga…chứa nhiều đường và axit khiến lớp men răng dễ bị bào mòn, răng dễ bị tổn thương.
Trẻ em đang mọc răng khiến nướu dễ bị tổn thương và nhạy cảm hơn bình thường.
Vệ sinh răng miệng kém.

Những nguyên nhân trên khiến mảng bám có cơ hội hình thành và phát triển thuận lợi gây những tổn thương cho răng và nướu của trẻ.
Các bệnh nha chu viêm ở trẻ em

Viêm nha chu ở trẻ em biểu hiện cụ thể ở các giai đoạn cụ thể như:
Viêm nướu


Đây là giai đoạn đầu biểu hiện của viêm nha chu. Nguyên nhân chủ yếu là do việc vệ sinh răng miệng kém khiến mảng bám dễ hình thành trên viền nướu và chân răng gây kích ứng nướu. Nướu bị sưng đỏ, dễ chảy máu. Trong những trường hợp nặng nướu có thể bị xuất huyết tự nhiên và khiến miệng có mùi hôi khó chịu.

Lúc này, bạn nên quan tâm, hướng dẫn trẻ chăm sóc răng miệng đúng cách thì tình trạng trên sẽ được khắc phục hiệu quả.
Viêm nha chu trước tuổi dậy thì

Khi trẻ ở giai đoạn này, thường viêm nha chu sẽ gây mất răng sữa trước khi chúng phát triển đầy đủ. Lúc này, việc cần làm là đưa trẻ đến gặp nha sỹ để được thăm khám, cạo vôi răng ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh, sử dụng kháng sinh và trong một số trường hợp có thể bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng nếu tổn thương nghiêm trọng.
Viêm nướu ở trẻ khu trú

Biểu hiện của tình trạng này là mất xương ổ răng nhanh chóng, nhất là ở vùng quanh các răng cửa và răng cối lớn 1 vĩnh viễn. Nếu không được điều trị kịp thời, vùng răng bị tổn thương sẽ bị mất hệ thống dây chằng, răng trở nên suy yếu và dễ bị rụng. Bác sĩ cần thăm khám và chỉ định điều trị phù hợp với giai đoạn phát triển của bệnh. Nếu được phát hiện kịp thời, bác sĩ sẽ xử lý những mô răng bị tổn thương tại chỗ, kết hợp kháng sinh và vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Trong trường hợp bệnh phát triển nghiêm trọng thì bệnh nhân cần điều trị nha chu toàn bộ, kết hợp với những thủ thuật cấy ghép xương ổ răng.

Làm gì để xử lý khi trẻ bị gãy răng

20:37 Add Comment

Răng cửa là răng thường bị chấn thương nhất do tai nạn giao thông, do tai nạn sinh hoạt, va chạm vật cứng như: do trẻ ngã khi đang tập đi, lúc chơi đùa như: rượt đuổi nhau, chơi thể thao, đá bóng... Do có vai trò thẩm mỹ rất quan trọng đối với khuôn mặt của trẻ nên dù là răng sữa hay răng vĩnh viễn, nếu bị tổn thương bật khỏi ổ răng, ta cần phải nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện khám bác sĩ (BS) chuyên khoa Răng Hàm Mặt (RHM) để được điều trị kịp thời.


Ở trẻ em, các răng vĩnh viễn phía trước bị bật khỏi ổ răng có thể cắm lại thành công, răng được cắm lại càng sớm thì khả năng thành công càng cao. Kết quả thành công khi răng được BS. RHM cắm lại trong ổ răng trong vòng 30 phút. Thông thường, thời gian răng ở ngoài miệng lý tưởng cho việc điều trị cắm ghép răng thành công là nửa giờ, nhưng nếu được xử lý tốt, thì dù rơi ra ngoài trên dưới một giờ, kết quả điều trị vẫn khả quan. http://chamsocrangtreem.vn/nho-rang-sua-bi-sau/


Đối với răng sữa

Cho trẻ cắn bông gòn nơi ổ răng rớt ra khoảng 15 phút để cầm máu. Răng sữa bị bật khỏi ổ răng thì không nêncắm lại vào xương ổ răng, vì có thể sẽ làm ảnh hưởng sự mọc răng sau này của mầm răng vĩnh viễn bên dưới.

Đối với răng vĩnh viễn

Cho trẻ cắn bông gòn nơi ổ răng rớt ra khoảng 15 phút để cầm máu và tiếp tục làm theo những bước sau đây:

Tìm và giữ lại răng bị rơi ra

Rửa sạch răng http://chamsocrangtreem.vn/tre-2-tuoi-cham-moc-rang/

Cụ thể, ngay khi răng bị rơi ra khỏi miệng, ngay lập tức phải nhặt răng lên, nhưng lưu ý chỉ cầm phần thân của răng (tức là cái phần giống như bạn thấy được trong miệng mình), cầm răng bằng gạc tẩm nước muối sinh lý, đừng bao giờ cầm ở phần chân răng (tức là phần dài hơn thân răng) để tránh tổn hại dây chẳng nha chu, vì đây là phần quan trọng giúp cái răng tồn tại trong xương ổ.

Nếu thấy răng bị dơ, rửa sạch với nước muối sinh lý (NaCl 9‰), chỉ rửa chứ không cọ xát gì vào phần chân răng. Nếu đất cát bám vào răng, có thể rửa sạch nhẹ nhàng bằng nước sạch. Không được cạo sạch lớp mô mềm bám trên răng, vì nó giúp ích rất nhiều cho việc dính lại răng sau này trong ổ răng.

Không được ngâm răng trong thuốc sát trùng, thuốc tẩy, nước xúc miệng hay nước bình thường. Nhiều người dùng xà phòng, cồn hay dùng bàn chải đánh răng để chà rửa, điều này không những không cần thiết mà còn có thể ảnh hưởng không tốt đến kết quả phẫu thuật cắm ghép sau này.

Đặt răng trở lại vị trí cũ trong xương ổ răng

Khi răng đã được làm sạch, nếu có thể nên đặt răng trở lại vị trí nguyên thủy trong hàm, bằng cách dùng lực của ngón tay đẩy nhẹ răng vào xương ổ răng, sau đó đặt miếng bông gòn hay gạc đè lên thân răng mới cắm lại và bảo trẻ ngậm miệng lại từ từ để giữ răng ở tại vị trí đó.

Nếu trẻ quá nhỏ không hợp tác, trẻ có thể bị sặc hoặc nuốt răng đi, không thể thực hiện điều này thì phải giữ răng luôn ẩm trong suốt thời gian trước khi cắm ghép, không được để răng bị khô... Chú ý bảo quản tốt chiếc răng bị rớt, bằng cách cho chiếc răng ấy vào một cái ly có đựng nước muối sinh lý 9‰ hay sữa tươi tiệt trùng hoặc nước bọt. Không được bọc răng trong giấy hoặc vải.

Nếu cháu bé lớn, đủ hợp tác thì để răng trong miệng, ngậm răng ở giữa má và xương hàm. Bảo bé ngậm miệng lại và nhớ đừng nuốt răng.

Đến cơ sở y tế chuyên khoa RHM gần nhất càng sớm càng tốt

Nếu bạn không đủ tự tin là mình sẽ cắm răng đúng vị trí (trong trường hợp có nhiều răng rớt ra) hoặc sợ sẽ cắm không đúng phần nào quay ra ngoài, phần nào quay vô trong thì nên bỏ cái răng vào một cái ly có dung dịch nước muối sinh lý 9‰ hoặc sữa tươi tiệt trùng. http://chamsocrangtreem.vn/nanh-sua-o-tre-so-sinh/
Sau những thao tác xử lý ban đầu nêu trên, đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa RHM gần nhất càng sớm càng tốt. Tới giai đoạn này thì có thể yên tâm giao cho BS. RHM, BS sẽ nẹp cố định răng khoảng 1-2 tuần hay có thể lâu hơn. Bé tránh không được ăn nhai trên các răng đã được nẹp cố định, nên cho trẻ ăn thức ăn mềm và cần giữ vệ sinh răng miệng tốt.


Thông thường, thời gian răng ở ngoài miệng lý tưởng cho việc điều trị cắm ghép răng thành công là nửa giờ đầu tiên, nhưng nếu được xử lý tốt, thì dù rơi ra ngoài trên dưới một giờ, kết quả điều trị vẫn khả quan.

Trẻ được bao nhiêu tuổi để niềng răng hiệu quả

21:12 Add Comment
Trẻ được bao nhiêu tuổi để niềng răng hiệu quả

Hiện nay, với sự tiến bộ của kỹ thuật niềng răng thẩm mỹ hiện đại, độ tuổi niềng răng đã có thể mở rộng giới hạn cho cả trẻ em cũng như người trường thành. Theo các chuyên gia chỉnh nha quốc tế, trẻ 6 – 7 tuổi đã có thể bắt đầu chỉnh nha bằng khí cụ duy trì để định hình hàm răng vĩnh viễn ngay từ khi thay răng.

Tại sao như vậy. Bởi vì kỹ thuật chỉnh nha cơ bản được áp dụng là nong hàm khi di chuyển răng. Để tiến hành nong hàm, bệnh nhân sẽ được mở xương khẩu cái. Khi xương khẩu cái mở, vòm hàm mới có thể được mở rộng và tạo khoảng trống cho răng có thể sắp xếp với nhau. Vậy thời điểm niềng răng cho trẻ là khi nào http://chamsocrangtreem.vn/thoi-diem-nieng-rang-cho-tre/ mời bạn đọc qua bài viết.

Tuy nhiên, xương này đóng kín khá sớm, khi trẻ 6 – 7 tuổi hoặc muộn hơn đôi chút là xương khẩu cái đã đóng. Sau thời điểm này, việc nong hàm niềng răng sẽ khó khăn hơn. Và nếu khi trẻ đã nhiều tuổi hơn mà phải nong hàm mở xương khẩu cái thì trong 1/2 thời gian điều trị đầu tiên khuôn miệng sẽ rất mất thẩm mỹ vì răng cửa bị hở rộng.

Vì vậy, 6 – 7 tuổi là trẻ đã có thể chỉnh nha. Dẫu vậy, do chỉnh nha là một kỹ thuật chỉnh hình tổng hợp đôi khi phụ thuộc vào sự phát triển của xương hàm theo độ tuổi của từng trẻ, nên việc niềng răng sớm cung chỉ có thể mang tính dự đoán và phải theo dõi trong nhiều năm cho đến khi xương hàm của trẻ ổn định ở độ tuoir 16 – 17.

Cho nên, nếu muốn biết bao nhiêu tuổi thì niềng răng trẻ mọc lệch http://chamsocrangtreem.vn/rang-tre-bi-moc-lech/ được cho trường hợp của con bạn, tốt nhất nên đưa cháu đến Trung tâm, bác sỹ sẽ thăm khám và cho 2 mẹ con bạn lời khuyên cụ thể.

Nếu niềng răng ngay được, bác sỹ sẽ ứng dụng công nghệ 3M UGSL hiện đại để điều trị cho bé. Đây là công nghệ cho hiệu quả chỉnh nha cao, với mức độ đều đặn tối đa. Hàm răng sẽ thẳng hàng, hài hòa và khớp cắn đạt tỷ lệ chuẩn. Trong quá trình điều trị, bé sẽ được theo dõi tiến trình thay răng và phát triển của vòm hàm một cách kỹ lưỡng để có những điều chỉnh phù hợp nhất.

Trong trường hợp chưa sẵn sàng điều trị, bác sỹ sẽ tư vấn chính xác thời điểm để bé có thể bắt đầu. Khi đó, dù bé đã bước qua tuổi 15 thì vẫn có thể yên tâm vì Trung tâm đang ứng dụng kỹ thuật nong hàm mới tân tiến nhất hiện nay với việc nong xương ổ răng thay vì mở xương khẩu cái như trước kia.

►Xem thêm: Rang sữa bị lung lay http://chamsocrangtreem.vn/rang-sua-bi-lung-lay/