Hiển thị các bài đăng có nhãn cay-ghep-implant. Hiển thị tất cả bài đăng

Thời gian cấy ghép implant mất bao lâu?

03:26 Add Comment

Khi mất nhiều răng hàm thì cấy ghép implant là cách phục hình rất tốt cho răng miệng. Tuy nhiên thời gian cấy ghép implant mất bao lâu vẫn là mối băn khoăn của nhiều người.


So với cách làm hàm tháo lắp hay làm cầu răng thì implant mang đến độ bền chắc cao, đảm bảo ăn nhai hoàn toàn bình thường như răng thật. Phương pháp này có thể phục hình gần như hoàn hảo cho một răng thật với trụ răng cấy xuống xương hàm và có mão sứ chụp bọc lên trên, không những giúp bạn ăn uống tốt mà còn hạn chế được tình trạng tiêu xương hàm. Nếu bạn chăm sóc răng miệng tốt thì độ bền của implant có thể lên tới 15 năm hoặc 20 năm.

Tuy nhiên, chi phí của cấy ghép implant khá lớn, do đó nếu bạn không đủ khả năng chi trả thì hoàn toàn có thể kết hợp làm implant và làm cầu răng, tuy hiệu quả không bằng cấy ghép hoàn toàn với implant nhưng độ bền cũng rất cao và tiết kiệm được chi phí.

Thời gian cấy ghép implant mất bao lâu?

Thời gian cấy ghép implant mất bao lâu sẽ phụ thuộc vào cơ địa của từng bệnh nhân cũng như phương pháp và kỹ thuật thực hiện của bác sỹ. Thông thường, đặt implant ít cần đến 6 tháng để trụ implant có thể tích hợp hoàn toàn vào với răng thật. Đây là một kỹ thuật khó trong nha khoa, nếu nha sỹ xác định không chính xác tình trạng của bệnh nhân cũng như thực hiện không tốt thì nguy cơ implant bị đào thải rất cao. Như vậy, thời gian để đặt trụ implant vào trong xương hàm khá nhanh nhưng để implant tích hợp được với xương hàm thì cần một khoảng thời gian khá dài.

Thời gian cấy ghép implant mất bao lâu?

Quy trình cấy ghép implant cần được tuân thủ nghiêm ngặt theo chuẩn y khoa quốc tế để hạn chế biến chứng. Nha sỹ sẽ khảo sát cụ thể tình trạng răng miệng của bệnh nhân, xác định vị trí cấy ghép cũng như chụp X-quang để khảo sát phần xương hàm chuẩn bị thực hiện cấy trụ.

Nhổ răng kiêng ăn gì không

Sau khi vệ sinh răng miệng, nha sỹ sẽ tiến hành đặt trụ implant thông qua máy khoan xương thông minh. Quá trình đặt trụ này khá nhanh chỉ khoảng 30 phút nếu bác sỹ có kinh nghiệm và chuyên môn tốt. Trụ abutment sẽ được đặt để kết nối implant với mão sứ. Mão răng sứ có được lắp chụp sau khi cấy implant hoặc sau ít hôm tùy thuộc vào tình trạng thực tế của bạn.

Trên đây là thời gian cấy ghép implant đối với trường hợp xương hàm đủ độ dày, thể tích và không bị tiêu hõm đi. Tuy nhiên, đối với những người mất răng lâu ngày hoặc mắc các bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, viêm quanh chóp thì thời gian thực hiện cấy ghép implant sẽ lâu hơn do cần phải ghép xương hàm trước tiên.

Nha sỹ có thể lựa chọn xương nhân tạo hoặc xương tự thân (xương sọ, xương mào chậu…) để ghép vào xương hàm. Khi phần xương hàm có đủ độ chắc chắn thì việc neo giữ và tích hợp với trụ implant mới có thể diễn ra được.

Thời gian để xương ghép tích hợp được với xương hàm ít là 6 tháng, như vậy tổng thời gian để thực hiện cấy ghép một ca implant với tình trạng tiêu xương hàm ít là gần một năm. Tuy nhiên, cấy ghép implant là trường hợp khả thi khi xương hàm đã bị tiêu hõm nếu bạn muốn phục hình răng giả tối đa và giữ được nét trẻ trung của khuôn mặt.

Như vậy, thời gian cấy ghép implant mất bao lâu sẽ dựa trên tình trạng thực tế của bạn. Tuy nhiên, khi được thực hiện với công nghệ Implant 4S, bạn có thể tiết kiệm được tối thiểu từ 3 – 4 tuần trong tổng thời gian hỗ trợ điều trị. Thời gian đặt trụ vào xương hàm cũng chỉ cần 15-20 phút. Sau 3-4 tháng, bạn có thể ăn nhai tốt như răng thật mà không bị đau nhức hay khó chịu.

Đây là công nghệ mới về phục hình implant và đã được áp dụng tại Nha khoa KIM cho hàng ngàn khách hàng. Do đó, nếu bạn có nhu cầu tư vấn thêm về công nghệ và quy trình cấy ghép implant, xin vui lòng liên hệ với Nha khoa KIM. 

Trường hợp nào nên cấy ghép implant ?

02:51 Add Comment

Có phải bất kì trường hợp mất răng nào cũng có thể cấy răng implant không ? Hãy cùng nha khoa KIM tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này thông qua bài viết về trường hợp nào nên cấy ghép implant dưới đây nhé!


Trường Hợp Nào Nên Cấy Ghép Implant?
Sau đây là một số trường hợp bạn có thể áp dụng cấy ghép Implant:

Trường Hợp Nào Nên Cấy Ghép Implant?

– Mất từ 1 – 2 răng: Bác sĩ sẽ trồng 1 – 2 răng Implant vào vị trí tương ứng đã mất răng. Bạn nên biết rằng, nếu bạn bị mất nhiều hơn 2 chiếc răng liền kề nhau, thì số Implant được đặt phải bằng với số răng mất.

– Mất răng toàn hàm: Trong trường hợp này bác sĩ sẽ chỉ cần trồng 4-8 trụ Implant mà thôi, sau đó phục hình răng sứ toàn hàm cho bạn. Với trường hợp mất răng toàn hàm thì có thể đặt một số Implant nhất định, ít hơn số lượng răng mất cần phục hình ở vị trí phù hợp, sau đó gắn mão răng sứ lên trên. Do đó, cấy ghép răng Implant cho trường hợp mất nhiều răng sẽ tiết kiệm được cho bạn một khoảng chi phí khá lớn, song vẫn đảm bảo hiệu quả và chất lượng phục hình cho người mất răng.

Những người đã đến tuổi trưởng thành, có xương hàm chắc khỏe, không mắc các bệnh mãn tính…đủ điều kiện để trồng răng Implant thì hoàn toàn có thể thực hiện phương pháp này. Tuy nhiên, với những người bị mòn răng mãn tính, mắc các bệnh như tiểu đường, ung thư hay có thói quen nghiện bia, rượu, thuốc lá,…thì các bác sĩ sẽ không chỉ định cấy ghép Implant. Vì trong những trường hợp này thường có tỉ lệ thành công không cao và lại ảnh hưởng đến sức khỏe của người điều trị. Lúc này, sẽ có giải pháp phục hình răng khác phù hợp với bạn hơn.


Trường hợp nào nên cấy ghép Implant hơn là làm hàm giả tháo lắp và cầu răng sứ?

Như chúng tôi đã thông tin trên đây, trong trường hợp bị mất một hay nhiều răng thì bạn có thể áp dụng phương pháp cấy ghép Implant. Trước đây, khi trồng răng Implant chưa được ra đời, hàm giả tháo lắp hay cầu răng sứ là những phương pháp quen thuộc được mọi người lựa chọn cho việc phục hình răng mất. Tuy nhiên, chúng lại mang những hạn chế như:

– Hàm giả tháo lắp mang lại hiệu quả không cao mặc dù chi phí điều trị thấp và dễ thực hiện. Hơn nữa, hàm tháo lắp có màu sắc không giống như răng thật, độ chịu lực thấp, vì vậy, việc ăn nhai khá khó khăn

– Cầu răng sứ làm ảnh hưởng đến những răng xung quanh, vì phải mài răng để làm trụ đỡ cho cầu răng, mặc dù chúng mang lại nét thẩm mỹ khá tốt và ăn nhai bình thường sau phục hình. Một số khả năng xấu có thể xảy ra nếu bạn được phục hình bởi bác sĩ không giỏi, không khéo tay để kiểm soát được tỷ lệ mài răng thì có thể phạm phải tủy răng khi mài cùi răng, gây đau nhức và có thể phải chữa tủy răng, về lâu dài răng sẽ yếu đi, rụng sớm, cầu răng cũng bị ảnh hưởng.

Cả 2 phương pháp này đều không thể ngăn được tình trạng tiêu xương sau mất răng có thể xảy ra dù đã làm răng giả. Đó là chưa kể đến những bất tiện như cộm cấn, khó vệ sinh răng miệng,…. khi sử dụng hàm giả. Vì vậy, phương pháp cấy ghép răng Implant ra đời, thật sự là một cột mốc đánh dấu bước phát triển lớn cho ngành nha khoa phục hình, là giải pháp tối ưu cho những trường hợp mất răng, khắc phục được hoàn toàn những nhược điểm của các phương pháp truyền thống trên.

Nếu như còn thắc mắc nào về cấy ghép implant thì bạn có thể liên hệ nha khoa KIM theo tổng đài 19006899 để được tư vấn và giải đáp chi tiết nhất nhé!

Mới nhổ răng kiêng ăn gì và nên ăn gì ?

02:18 Add Comment

Đối với những răng mới nhổ bạn cần phải có chế độ chăm sóc đặc biệt và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Vậy mới nhổ răng kiêng ăn gì và nên ăn gì ? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đầy để có một chế độ ăn uống khoa học nhé!


Có một vài điều bạn cần phải lưu ý sau khi chiếc răng của bạn bị nhổ bỏ. Khi răng mất đi thì phần khoảng trống để lại sẽ được lấp đầy bởi máu, tạo thành một cục máu đông. Để phục hồi tốt, bạn cần duy trì một chế độ ăn uống với thực phẩm mềm để tránh gây ảnh hưởng đến cục máu đông này. Đây chính là lý do bạn cần nắm rõ mới nhổ răng nên ăn gì và không nên ăn gì?

Quãng thời gian hồi phục sau khi nhổ răng chiếm từ 1-2 tuần. Khung thời gian cho các loại thực phẩm cụ thể mà bạn có thể ăn sẽ khác nhau tùy thuộc vào quá trình và vị trí nhổ răng của bạn (răng cửa, răng hàm nhỏ, răng khôn..). Hầu hết các ca nhổ răng đều hạn chế ăn thức ăn trong 24h đầu tiên vì vậy bạn cần biết chắc mới nhổ răng nên ăn gì để không tự gây khó khăn cho chính bản thân mình.

1. Mới nhổ răng nên ăn gì?

Đây là danh sách một số loại thực phẩm trả lời cho câu hỏi mới nhổ răng nên ăn gì của bạn.

Súp – khoai tây nghiền – khoai lang nghiền – trứng – táo xay – bánh – bột yến mạch – mì ống – sữa chua và các thực phẩm mềm tương tự đều chấp nhận được.



Những đồ uống lỏng như sinh tố – nước ép trái cây – nước ép rau – thức uống chứa protein cũng là lựa chọn tốt. Các bạn vẫn lưu ý là tránh đồ nóng và lạnh cũng như đồ quá nhiều gia vị. Hãy chắc chắn đồ ăn hay đồ uống luôn ở nhiệt độ ấm vừa phải vì vị trí nhổ răng rất nhạy cảm với nhiệt độ khắc nghiệt trong 24-48 giờ đầu tiên.

Thịt gia cầm – thịt bò – thịt heo – cá…vẫn có thể ăn được sau khi nhổ răng. Vấn đề quan trọng là bạn chuẩn bị thế nào. Bạn có thể ăn hầu hết các phần thịt mềm nhưng hãy chắc chắn là chúng được cắt miếng nhỏ để không phải dùng lực nhai quá nhều. Nên sử dụng những món hầm nhừ hoặc xay nhỏ thịt, tôm cùng rau xanh để tăng cường chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Nhìn chung, bạn vẫn có thể ăn được hầu hết các loại thực phẩm để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, chỉ có điều bạn ăn chúng sau khi được chế biến như thế nào mà thôi.

Gay rang cua
Cấy răng implant

2. Mới nhổ răng nên tránh ăn gì?

Không ăn các đồ ăn lỏng nóng như súp, trà, cafe vì nhiệt có thể hòa tan các cục máu đông và khiến cho xương tiếp xúc với thực phẩm hay đồ uống, gây ra đau đớn. Sau 24h đầu tiên, bạn có thể ăn các thức ăn mềm như bún, mỳ, thạch, pho mát, bánh và một số loại nước sốt.

Tránh ăn các thực phẩm dễ tạo thành các vụn nhỏ trong khoang miệng như khoai tây chiên, bánh quy, thực phẩm hạt rắc. Các mảnh thức ăn có thể rơi vào khoảng trống răng bị nhổ và gây nhiễm trùng. Tránh những thực phẩm cứng hoặc dai có thể ảnh hưởng phần chân răng vừa nhổ.

Bạn cũng nên tránh nhai thức ăn ở vùng nhổ răng vì tăng rủi ro làm tan cục máu đông cũng như tránh ăn cay. Không uống bằng ống hút và uống rượu ngày đầu tiên sau khi nhổ răng.

Sau khi ăn, bạn muốn vệ sinh khoang miệng sạch sẽ nhưng hãy chắc chắn không cọ trực tiếp lên phần nhổ răng. Sử dụng một miếng gạc sạch và ướt để lau nhẹ nhàng. Bạn nên đến gặp nha sĩ nếu thấy dấu hiệu nhiễm trùng – nghĩa là cơn đau trở nên tệ hơn, chảy máu kéo dài hơn 4 giờ, sưng đỏ và bị sốt.

Nhổ răng ở đâu tốt hiện nay?

Tại Nha khoa KIM, việc nhổ răng được đảm bảo an toàn, do bác sỹ giỏi chuyên môn thực hiện nhằm hạn chế tối đa những tình huống xấu có thể xảy ra và hỗ trợ phục hồi nhanh chóng. Sau khi nhổ răng an toàn, bác sỹ cũng sẽ lưu ý cho bạn biết mới nhổ răng nên ăn gì là tốt và có lợi cho răng miệng và sức khỏe cũng như là sự lành thương nhanh hơn.

Đặc biệt quá trình nhổ răng được thực hiện bằng công nghệ nhổ răng gây tê hiện đại cho hiệu quả nhổ răng an toàn, không biến chứng, cầm máu nhanh, tạo cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng cho người nhổ răng. Nhờ thế, sau nhổ răng, bệnh nhân sẽ không phải trải qua cảm giác đau gây cản trở cho ăn uống, vẫn có thể ăn uống bình thường được sau khi nhổ răng, ngay cả những ca nhổ răng khó.

Như vậy, chế độ ăn uống là đặc biệt quan trọng sau khi nhổ răng, không những hỗ trợ cho quá trình lành thương diễn ra nhanh chóng mà còn duy trì được cảm giác ăn nhai ngon miệng dù chỉ mới vừa nhổ răng. Những lưu ý này không quá khó để ghi nhớ, chỉ cần bạn đọc kỹ, tuân theo những tư vấn mới nhổ răng nên ăn gì từ bác sỹ nhổ răng thì sẽ có thể trải qua giai đoạn nhổ răng an toàn và dễ chịu.

Nếu như còn thắc mắc nào liên quan đến nhổ răng kiêng ăn gì và nên ăn gì thì bạn có thể liên hệ nha khoa KIM theo tổng đài 19006899 để được tư vấn và giải đáp chi tiết nhất nhé!

Trẻ em có thể trồng răng implant không?

00:42 Add Comment

Trẻ đang ở độ tuổi phát triển tất cả các bộ phận, từ cơ thể cho đến hàm răng, nhưng riêng khung xương hàm của bé ở độ tuổi này thì chưa ổn định tốt nên rất khó để áp dụng phương pháp trồng răng implant. Do xương không đủ độ vững chắc, mật độ, thể tích và nền xương lại yếu nên không đáp ứng được yêu cầu về xương hàm khi trồng răng implant.


>>chữa sâu răng có đau không
>>Chữa sâu răng bao nhiêu tiền
>>Chữa sâu răng ở đâu tốt


Hơn nữa, nếu cố gắng thực hiện trồng răng implant cho trẻ em thì răng của trẻ rất dễ bị xô lệch, không đúng kích cỡ nếu bác sĩ dự đoán không đúng chính xác độ lớn của khung xương và răng của trẻ khi trẻ bước vào độ tuổi trưởng thành.
Hướng giải quyết tạm thời khi trẻ em bị mất răng





Trẻ em cũng cần phải phục hồi tính thẩm mỹ và các chức năng ăn nhai vốn có khi bị mất răng. Với trường hợp trẻ nhỏ không may bị mất răng vĩnh viễn vì một nguyên nhân nào đó thì bạn vẫn có thể lựa chọn cho trẻ các phương pháp phục hình răng tạm thời như làm răng giả truyền thống hoặc làm cầu răng, đợi sau này khi trẻ đã lớn, xương trẻ ổn định và chắc chắn thì có thể thực hiện trồng răng implant.


Nhưng các mẹ cũng cần lưu ý rằng: Khi chọn một trong hai giải pháp làm cầu răng hoặc làm răng giả thì sau này khi lên lớn có thể phần xương hàm của trẻ sẽ bị tiêu. Vì vậy, đến lúc đó, để có thể tiến hành trồng răng implant thì phải sử dụng kỹ thuật hỗ trợ là ghép xương thì trụ implant mới có thể vững chắc và tồn tại lâu dài được.