Hiển thị các bài đăng có nhãn boc-rang-sau. Hiển thị tất cả bài đăng

Răng cấm bị sâu có nên nhổ bỏ không?

10:41 Add Comment

Răng cấm là răng số 6 trên cung hàm, cùng với răng số 7 và răng số 5 thì đây là răng đóng vai trò ăn nhai chính. Một khi răng số 6 bị các bệnh lý răng miệng hay chấn thương thì việc nghiền nát thức ăn sẽ khó khăn, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Vì vậy nguyên tắc bảo tồn răng vẫn được đặt lên hàng đầu



Răng sâu bị vỡ, mẻ nhiều gây đau nhức

Nếu răng vỡ mẻ nhiều và cơn đau kéo dài thành từng đợt, đau nhức cả ngày đêm thì rất có thể bạn đã gặp phải tình trạng viêm tủy cấp. Vết sâu lan rộng xuống buồng tủy, gây viêm tủy răng. Trong trường hợp này tốt nhất nên thực hiện điều trị nội nha lấy tủy càng sớm càng tốt.

Tình trạng viêm tủy nếu kéo dài không có lợi cho sức khỏe răng miệng bởi có thể tác động và làm áp xe xương ổ răng. Sau khi điều trị lấy tủy, răng sâu sẽ cần hàn trám lại để bảo tồn răng tránh tác động từ bên ngoài.


Răng sâu bị vỡ gần hết, chỉ còn chân răng

Tình trạng này nếu không thể bảo tồn thì nha sỹ có thể tiến hành nhổ răng. Tuy nhiên, việc nhổ răng cấm so với răng cửa sẽ khó khăn và phức tạp hơn nên cần thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật. Thông thường, một ca nhổ răng sẽ được tiến hành trong vòng 15-20 phút.

Kỹ thuật nhổ răng trước kia dùng dụng cụ nạy và kìm nha khoa nên sẽ gây chảy máu và đau nhức khá nhiều. Hiện nay với kỹ thuật nhổ răng không đau tại Nha Khoa KIM thì nhổ răng sẽ diễn ra an toàn và không biến chứng. Với kỹ thuật gây tê hiện đại bạn sẽ không phải lo nghĩ về vấn đề nhổ răng có đau không nữa

Không phải cứ răng sâu là cần thiết phải nhổ bỏ, răng chỉ nhổ bỏ khi thực sự cần thiết, đặc biệt là với răng cấm. Trường hợp vẫn có thể bảo tồn thì tốt nhất bạn nên điều trị, chữa đau răng và bọc răng sứ bởi một khi răng cấm phải nhổ bỏ thì cần phải cấy ghép implant để đảm bảo ăn nhai và thẩm mỹ, tránh xâm lấn đến răng kế bên và hạn chế được tình trạng tiêu xương. Tuy nhiên, cấy ghép implant cũng khá tốn kém và không phải ai cũng có đủ điều kiện để thực hiện.

Tốt nhất bạn nên đến gặp nha sỹ để được thăm khám càng sớm càng tốt, từ đó nha sỹ sẽ đưa ra chỉ định răng cấm bị sâu có nên nhổ bỏ hay không.

Tật nghiến răng ở trẻ em

07:04 Add Comment

Tật nghiến răng là sự nghiến hoặc xiết chặt hàm răng một cách quá mức của các răng ở hai hàm trên và dưới, có thể phát ra tiếng ken két hoặc không, thường gặp ở trẻ trên 5 tuổi.



Tật nghiến răng là sự nghiến hoặc xiết chặt hàm răng một cách quá mức của các răng ở hai hàm trên và dưới, có thể phát ra tiếng ken két hoặc không, thường gặp ở trẻ trên 5 tuổi. Nghiến răng hay diễn ra vào lúc ngủ, nhất là khi trẻ ngủ sâu. Đôi khi cũng thấy trẻ nghiến răng ban ngày, khi trẻ bị căng thẳng hay lo âu.

Những yếu tố nào gây nên chứng nghiến răng?

Thực ra, nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến hiện tượng nghiến răng này cho đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Có 2 nguyên nhân chính thường liên quan đến tật nghiến răng ở trẻ em:

- Do các răng hàm trên và hàm dưới mọc lệch lạc, răng không thẳng hàng, không khít khi khép 2 hàm răng sẽ dẫn đến chỗ tiếp xúc giữa 2 hàm răng không tốt, không ăn khớp nhau làm trẻ khó chịu. Theo phản xạ, hai hàm răng sẽ có xu hướng cọ xát vào nhau, nghiến chặt lại và nghiến răng sẽ làm trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.


- Stress: nguyên nhân tâm lý cũng có thể làm trẻ cảm thấy lo âu, căng thẳng, kích động hay xúc cảm quá mức. Nghiến răng được xem là phản ứng đối với sự căng thẳng thần kinh và phần lớn là ở những trẻ có hệ thần kinh dễ bị kích thích. Ví dụ như trẻ đang lo lắng về bài kiểm tra, trẻ cãi nhau với anh chị em hay trẻ bị cha mẹ trách mắng kéo dài. Yếu tố tâm lý này cũng gây nên hiện tượng nghiến răng. Ban đêm, khi ngủ, stress có thể gây nên một áp lực đối với răng, làm hai hàm răng nghiến chặt vào nhau.

Các triệu chứng nghiến răng ở trẻ em


Đa số trẻ bị nghiến răng chỉ thấy có triệu chứng nghiến hay cắn chặt răng trong lúc ngủ. Hiện tượng nghiến răng thường xuyên như vậy có thể không làm ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ.

Tuy nhiên, cũng có trường hợp trẻ nghiến răng mạnh đến mức có thể:

- Nghiến hay cắn chặt răng có thể gây ra tiếng ken két trong lúc ngủ.

- Mòn răng: tùy mức độ nghiến răng, thời gian nghiến răng và độ cứng mô răng mà mức độ mòn răng là nhiều hay ít. Mặt tiếp xúc của răng bị mòn thấp xuống trở nên phẳng dẹt. Một số trẻ nghiến các răng mạnh đến nỗi làm vỡ men bờ cắn ở mặt ngoài răng trước dưới và mặt trong răng trước trên.

- Những trường hợp nặng, men răng bị mòn, để lộ phần lớp ngà bên trong làm trẻ tăng nhạy cảm với thức ăn nóng và lạnh.

- Trẻ có thể bị nhức đầu âm ỉ mỗi sáng thức dậy.

- Đau tai do co thắt mạnh cơ hàm.

- Co, căng và đau cơ hàm.

- Rối loạn cơ và khớp thái dương hàm (cử động khó hoặc phát tiếng kêu).

Nghiến răng có để lại hậu quả?

Nếu trẻ bị nghiến răng mãn tính sẽ rất có hại cho răng, việc mọc răng và cơ hàm. Răng sẽ bị mòn, hiện tượng này làm cho những thức ăn có acid và đường bám vào răng nhiều hơn và sâu răng sẽ phát triển. Ngoài ra, tình trạng nghiến răng kéo dài có thể đưa đến những hậu quả xấu tới các hệ thống nhai như: hệ thống răng, cơ hàm và khớp thái dương hàm, có thể dẫn đến gãy răng của trẻ, trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến biến đổi hình dạng khuôn mặt của trẻ.

Trẻ nghiến răng kéo dài bao lâu?

Đa số các trẻ sẽ hết nghiến răng khi các răng sữa được thay thế bởi các răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, cũng có trường hợp trẻ tiếp tục nghiến răng, nhất là khi do nguyên nhân tâm lý, trẻ sẽ hết nghiến răng khi sự căng thẳng thần kinh bị loại bỏ.

Làm gì để giúp trẻ bị nghiến răng?

Hiện tượng nghiến răng thường xuyên có thể không làm ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ. Nghiến răng nếu chỉ nhẹ thôi thì không cần chữa trị, các bậc cha mẹ không nên quá lo lắng vì hầu hết trẻ sẽ tự bỏ tật nghiến răng.

Có nhiều biện pháp điều trị nghiến răng nhưng cho đến nay vẫn chưa có một biện pháp hay loại thuốc nào đặc hiệu chữa được tật nghiến răng.

Chảy máu ở răng sâu có nguy hiểm không?

19:56 Add Comment

Sâu răng là một trong những bệnh lý răng miệng phổ biến ở nhiều người. Nguyên nhân chủ yếu gây sâu răng do thói quen chăm sóc và vệ sinh răng miệng không tốt, hình thành vi khuẩn gây sâu răng. Không chỉ ảnh hưởng đến vẻ thẩm mỹ, mà sâu răng còn gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, nếu không điều trị còn có thể phát sinh nhiều bệnh lý răng miệng khác.



Chảy máu ở răng sâu là một trong những biến chứng xảy ra khi vết sâu không được điều trị dẫn đến việc tủy bị tấn công. Không chỉ gây chảy máu ở phần lợi của răng mà lúc này còn đi kèm những cơn đau nhức rất đặc trưng. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng của bạn, về lâu, nguy cơ mất răng là hoàn toàn có thể xảy ra.


Nếu gặp phải tình trạng này, bạn nên nhanh chóng tìm đến cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và tìm ra nguyên nhân, khắc phục kịp thời. Bằng cách điều trị nha khoa phù hợp để chữa dứt tình trạng chảy máu ở răng sâu này. Chỉ khi đó, răng mới không còn chảy máu, cơn đau nhức mới thuyên giảm, và vẫn có thể tiếp tục bảo tồn răng thật.

Thông thường, với trường hợp răng sâu nặng, gây chảy máu và viêm tủy thì việc điều trị nội nha là điều cần làm trước tiên nhằm loại bỏ những vi khuẩn gây bệnh. Hàn răng cũng sẽ được tiến hành nhằm trám bít lại khoang rỗng khuyết tủy và mô răng, đảm bảo phục hình cho răng cũng như hạn chế tối đa sự xâm nhập trở lại của vi khuẩn gây bệnh.


Ngoài ra, để hỗ trợ khắc phục tình trạng chảy máu ở răng sâu, tốt nhất là bạn nên tạo thói quen chăm sóc răng miệng kỹ hơn, chú trọng đến cách chải răng, làm sạch miệng hàng ngày. Bạn có thể dùng nước muối để súc miệng khi răng chảy máu, ăn nhai tránh vị trí răng sâu bị chảy máu hoặc ăn những đồ ăn mềm, mát lành tính.

Bệnh thiểu sản men răng có chữa được không

01:02 Add Comment

Thiểu sản men răng là bệnh lý thiếu hụt hoặc xáo trộn các thành phần trong men răng, chu yếu là canxi và fluor. Bệnh này khiến cho răng đổi màu theo thời gian, dễ ê buốt khi bị kích thích hay trước các tác động khi điều trị răng miệng như lấy cao răng, tẩy trắng răng. Bệnh cũng làm cho răng trở nên yếu đi làm ảnh hưởng đến ăn nhai và dễ bị các bệnh như sâu răng, viêm răng,…


>>Chữa sâu răng giá bao nhiêu
>>Chữa sâu răng ở đâu


Thiểu sản men răng là bệnh lý khá phổ biến ở nhiều người, theo các mức độ khác nhau nên có thể được phát hiện hoặc không. Đây là bệnh lý răng khó hồi phục nhất vì men răng ở người trưởng thành không có khả năng làm mới nên khi phát hiện thì tình trạng thiểu sản đã ở giai đoạn không thể bù đắp được. Vậy bệnh thiểu sản men răng này có thể được chữa trị như thế nào, làm sao để ngăn ngừa tình trạng thiểu sản tiến triển nặng hơn? Thắc mắc sẽ được giải đáp cụ thể dưới đây.

Thiểu sản men răng và các tác hại của bệnh



Nguyên nhân của bệnh thiểu sản men răng

Men răng được kiến tạo bởi thành phần chính là canxi và fluor. Ngay khi răng mọc, 2 chất này đã có sữn trong xương hàm ở cơ thể có đầy đủ canxi và fluor sẽ được nạp vào cấu trúc cảu răng để tạo thành men răng. Khi răng mọc, fluor tiếp tục bồi đắp từ bên ngoài nhờ việc chúng ta uống, bôi hoặc đánh răng, súc miệng nước có chứa Fluor.

Khi có sự thiếu hụt hoặc xáo trộn của 2 chất này, răng sẽ bị thiểu sản men răng. Từ 2 nguồn cung cấp bên ngoài và bên trong, chúng ta có thể xác định nguyên nhân cụ thể của bệnh này. Thứ nhất là khi mang thai bà mẹ không ăn uống và bổ sung đủ 2 chất này khiến trẻ sinh ra bị thiếu canxi và fluor trong cơ thể dẫn đến khi mọc răng không có đủ “nguyên liệu” để hình thành men răng hoàn hảo. Nguyên nhân thứ hai là do không vệ sinh và chải răng đúng cách làm mòn men răng. Sau đó, lại không bổ sung fluor từ bên ngoài thông qua các sản phảm dùng hàng ngày như kem đánh răng, nước súc miệng, nước uống,…

Thời điểm bổ sung Fluor tốt nhất

Trẻ trong khoảng từ 7-8 tuổi, cơ thể hấp thụ tốt fluor qua các thực phẩm dùng hàng ngày như nước uống, sữa, nước muối, viên uống fluor, thêm kem đánh răng và nước súc miệng có thành phần fluor thì các ion fluor sẽ có thể ngấm được vào răng để bổ sung men răng cho đến khi 12 – 15 tuổi.

Như vậy, thời điểm fluor ngám vào men răng tốt nhất là trong độ tuổi từ 7 – 15 tuổi.

Cách bổ sung fluor như thế nào?

Có thể bổ sung fluor theo 2 đường: Dùng toàn thân và tại chỗ

– Dùng toàn thân: Đây là dạng bổ sung thông qua cách hấp thụ vào cơ thể bằng đường tiêu hóa. Các sản phẩm có thể sử dụng như muối ăn, nước uống, hoặc thuốc bao gồm dạng viên hoặc dạng giọt. Đối với cách này, chỉ nen áp dụng 1 phương pháp trong một thời điểm không nên cùng lúc sử dụng nhiều cách như đã nêu ở trên.

– Dùng tại chỗ: Đây là cách thoa fluor trực tiếp vào men. Các sản phẩm thông dụng nhất là kem đánh răng và nước súc miệng có thành phần fluor pha lượng theo tỷ lệ 0,2%. Dùng 1 lần/ tuần. Nước flur 0,05% có thể dùng hàng ngày.

Bác sỹ Nha Khoa khuyến khích bạn tự bổ sung fluor tại nhà để ngừa bệnh thiểu sản men răng. Nhưng lưu ý cẩn thận khi áp dụng phương pháp này cho trẻ <6 tuổi. Đối với các bé, cách tốt nhất là bổ sung fluor bằng đường tiêu hóa thông qua các thực phẩm ăn uống hàng ngày.

Riêng với người trường thành đã bị thiểu sản men răng, bác sỹ Nha Khoa thường khuyên khách hàng nên có biện pháp bảo vệ răng bằng các phương pháp thẩm mỹ như dùng mặt dán sứ hoặc trám men nhân tạo kết hợp song song với việc bổ sung fluor hàng ngày để bồi đăp trở lại men răng. Đây là cách vừa bảo vệ răng, vừa làm đẹp lại có thể điều trị được thiểu sản men răng tốt nhất.

Các vấn đề nha khoa trẻ em cần được lưu ý

20:05 Add Comment

Vấn đề răng miệng cho trẻ nên được cha mẹ chú ý đặc biệt giúp định hình sự phát triển thuận lợi, hài hòa và an toàn nhất cho bé khi bước vào tuổi trưởng thành. Có 4 vấn đề nha khoa trẻ em cần được lưu tâm dưới đây.



1: Chăm sóc răng miệng hàng ngày

Đây là thao tác mang tính thói quen, nên nhiều người đôi khi hơi dễ dãi và lơ là với trẻ. Tuy nhiên, đó lại lại mấu chốt quan trọng nhất cả tất cả các vấn đề răng miệng có thể phát sinh ở trẻ.

Dù trẻ đang ở thời kỳ mọc răng sữa cũng cần được vệ sinh răng hàng ngày thật đảm bảo. Thậm chí việc chăm sóc cho bé còn cần phải được thực hiện từ trước khi bé mọc răng. Tốt nhất là nên thực hiện thao tác làm sạch miệng cho bé ngay từ khi bắt đầu cho bé bú sữa ngoài.
2: Theo dõi sự mọc răng của trẻ


Có một thực tế là hơn 90% trẻ em tại Việt Nam không được theo dõi mọc răng ngay từ khi hình thành răng sữa. Chỉ một số trẻ khi thực hiện niềng răng sớm mới được theo dõi mọc răng. Con số này rất ít, chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Những trẻ còn lại đều “bị” để răng mọc tự do theo “sở thích”.

Đó cũng chính là nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng răng khấp khểnh, răng mọc sai lệch khi bước vào tuổi trưởng thành. Trong khi đó, tất cả những trẻ được theo dõi mọc răng từ nhỏ đều có khuôn răng đẹp khi lớn lên.

3: Điều trị bệnh lý răng

Việc này cần được tiến hành cẩn thận giống như đối với người lớn. Bé cần được chữa răng sâu, được trám răng, nhổ răng đúng kỹ thuật, được chữa viêm tủy, viêm nướu, viêm nha chu,…

Những bệnh lý này có thể khiến bé đau nhức khó chịu, ảnh hưởng đến ăn nhai và sinh hoạt vui chơi, làm trẻ dễ cáu gắt, khó gần và hay quấy khóc.

4: Chế độ ăn khoa học cho bé

Tưởng như không liên quan nhưng ăn uống hợp lý khoa học lại chính là một phần không nhỏ làm nên bí quyết để trẻ có được hàm răng khỏe mạnh và trắng đẹp về sau.


Như vậy, nha khoa trẻ em chủ yếu tập trung vào vấn đề chăm sóc là chính và chữa trị bệnh lý, chưa khuyến khích thẩm mỹ như là bọc răng, tẩy trắng,… ngoại trừ chỉnh nha là nên thực hiện sớm nếu có thể.